Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội dự kiến sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo 5 vùng động lực, 5 trục phát triển

Kinhtedothi - Chiều 3/4, báo cáo tại Hội nghị giao ban Thường trực thành ủy – HĐND – UBND TP Hà Nội với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã Quý I/2025, Giám đốc Sở Nội vụ TP Trần Đình Cảnh cho biết, Hà Nội sẽ còn khoảng 50% đơn vị hành chính cấp xã sau khi thực hiện sắp xếp, sáp nhập.

Tại hội nghị, Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh đã báo cáo Báo cáo về việc triển khai thực hiện Kết luận số 127-KL/TW ngày 28/02/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về nghiên cứu tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; Kết luận số 128-KL/TW ngày 07/3/2025 của Bộ Chính trị về chủ trương công tác cán bộ. Trong đó, có dự thảo Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn TP, xin ý kiến các đại biểu.

Dự thảo do Sở Nội vụ tiến hành xây dựng, căn cứ văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và thực hiện chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, UBND TP Hà Nội.

Đảm bảo tính đặc trưng, đặc thù, bản sắc của các địa phương

Dự thảo Phương án nêu rõ các nguyên tắc chung và một số nguyên tắc riêng sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tại Hà Nội nhằm bảo đảm việc thực hiện chỉ đạo của Trung ương phù hợp với thực tiễn Thủ đô và đem lại hiệu quả cao nhất.

Trong đó, nguyên tắc chung có 7 nội dung như bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và bám sát chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; tuân thủ Hiến pháp, trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật. Bảo đảm chính quyền cấp cơ sở mới phải gần dân, sát dân và phục vụ người dân được tốt nhất; phát huy tiềm năng, lợi thế và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.

Quang cảnh hội nghị

Trước mắt, tổ chức bộ máy biên chế phải được bố trí phù hợp, không vượt quá tổng biên chế cũ và có lộ trình giảm dần đảm bảo trong thời hạn 5 năm.

Các đơn vị hành chính cấp xã thực hiện sắp xếp có vị trí liền kề gắn với yêu cầu định hướng phát triển để hỗ trợ lẫn nhau, cùng thúc đẩy phát triển kinh tế. Quá trình thực hiện sắp xếp, tinh gọn phải đảm bảo hoạt động thường xuyên, liên tục của các cơ quan, tổ chức, không bị gián đoạn, không ảnh hưởng đến hoạt động của Đảng, Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Các trường hợp không bắt buộc sắp xếp đơn vị hành chính: (1) Đơn vị hành chính có vị trí biệt lập và khó tổ chức giao thông kết nối thuận lợi với các đơn vị hành chính liền kề; (2) Đơn vị hành chính có vị trí đặc biệt quan trọng nếu thực hiện sắp xếp sẽ ảnh hưởng đến quốc phòng - an ninh.

Thành phố Hà Nội có bổ sung một số nguyên tắc riêng đối với đô thị đặc biệt như Thủ đô Hà Nội: Thành phố sẽ chọn 5 vùng động lực, 5 trục phát triển để đảm bảo lâu dài. 

Về phát triển hiện tại và trong tương lai, tổ chức lại các đơn vị hành chính cơ sở trên cơ sở các nguyên tắc chung nhưng đồng thời có tính đến yếu tố quy hoạch trong tương lai khi thực hiện quy hoạch, cần cụ thể hoá quy hoạch ngay giai đoạn hiện nay (vừa tính hiện tại, tương lai), tính đến xu thế theo quy hoạch định hướng phát triển: Hai đô thị trực thuộc Thủ đô (đô thị phía Bắc và đô thị phía Tây), định hướng phát triển vùng du lịch, vùng công nghiệp, dư địa để phát triển của từng vùng, từng địa phương…

Đảm bảo giữ được tính đặc trưng, đặc thù, bản sắc của các địa phương, đặc biệt là những vùng văn hóa tiêu biểu (vùng văn hoá Thăng Long, vùng văn hoá xứ Đoài, vùng văn hoá Kinh Bắc, vùng văn hoá Sơn Nam Thượng…).

Đảm bảo được chức năng của từng địa phương (như đơn vị hành chính cơ sở Ba Đình là trung tâm chính trị hành chính quốc gia của cả nước, đơn vị hành chính cơ sở Hoàn Kiếm phải bảo tồn và phát huy được các giá trị văn hóa của 36 phố phường cổ của kinh thành Thăng Long xưa…).

Đồng thời, đảm bảo về địa giới đơn vị hành chính cơ sở, xác định đi theo các trục đường giao thông chính, ranh giới tự nhiên (như: sông ngòi, đường phân thủy, đường tụ thủy,…), địa vật theo quy hoạch hạ tầng kỹ thuật. Đơn vị hành chính có vị trí biệt lập với các đơn vị hành chính khác (có toàn bộ đường địa giới đơn vị hành chính đi qua núi, sông, suối, hồ và khó tổ chức giao thông thuận lợi kết nối với đơn vị hành chính liền kề), như: xã Minh Châu, huyện Ba Vì.

Giám đốc Sở Nội vụ TP Hà Nội báo cáo tại hội nghị

Đề xuất 2 cách đặt tên, đổi tên xã, phường hình thành sau sắp xếp

Về đặt tên, đổi tên xã, phường hình thành sau sắp xếp, dự thảo phương án đề xuất theo 2 cách. Đặt tên theo định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đó là tên gọi của xã, phường mới hình thành sau sắp xếp cần dễ nhận diện, ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ, bảo đảm tính hệ thống, khoa học; khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin, ví dụ: Thanh Xuân 1, Thanh Xuân 2, Đan Phượng 1, Đan Phượng 2...

Giám đốc Sở Nội vụ TP Trần Đình Cảnh cho biết, Hà Nội cũng đề xuất cách đặt tên đối với các đơn vị hành chính nội đô lịch sử, có truyền thống văn hoá lịch sử cách mạng, có tính đại diện của đất nước và Thủ đô. Lựa chọn 1 đơn vị hành chính tiêu biểu để đặt tên, các đơn vị hành chính liền kề được lấy theo tên các địa danh lịch sử, văn hóa, cách mạng tiêu biểu khác tránh sự trùng lặp. Ví dụ: Hoàn Kiếm (đơn vị đặt tên là Hoàn Kiếm); Đống Đa (một đơn vị đặt tên là Đống Đa; một đơn vị đặt tên là Kim Liên, một đơn vị đặt tên là Văn Miếu - Quốc Tử Giám).

Dự thảo Phương án cũng nêu các nguyên tắc xác định trung tâm hành chính. Theo đó, thành phố sẽ lựa chọn trung tâm hành chính của một trong số các đơn vị hành chính cấp xã hiện nay là trung tâm hành chính của đơn vị hành chính cơ sở mới.

Trung tâm hành chính của đơn vị hành chính cơ sở mới có vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, nhất là hệ thống giao thông phát triển, dễ dàng kết nối với các đơn vị hành chính khác trong thành phố, kết nối giữa trụ sở của đơn vị hành chính và cộng đồng dân cư trong đơn vị hành chính đó.

Trung tâm hành chính của đơn vị hành chính cơ sở mới cần có không gian phát triển trong tương lai; phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị hành chính mới, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Quang cảnh một góc TP Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Sẽ giảm khoảng 50% đơn vị hành chính cấp xã 

Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh cũng cho biết, tiêu chí xác định đơn vị hành chính cấp xã thực hiện sắp xếp - thực hiện theo tiêu chí tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính; cân nhắc kỹ các yếu tố đặc thù lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, liên kết tiểu vùng, vùng tỉnh, quy mô, trình độ phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự xã hội, hạ tầng giao thông và công nghệ thông tin phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội.

Về dự kiến số lượng đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến tổng số lượng đơn vị hành chính xã, phường sau sắp xếp giảm khoảng 50% so với tổng số lượng đơn vị hành chính cấp xã trước sắp xếp. 

Tại Hội nghị giao ban quý I/2025 giữa Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội với các quận, huyện, thị xã, các đại biểu đã tiến hành thảo luận về Dự thảo dự thảo Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn TP. 

Theo kế hoạch, thời gian tới, căn cứ báo cáo đề xuất của Đảng ủy UBND TP, Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy sẽ thống nhất chủ trương về quan điểm, mục tiêu, yêu cầu, tiêu chí và dự kiến số đơn vị hành chính cấp xã thực hiện sắp xếp; chỉ đạo thực hiện quy trình lấy ý kiến của lãnh đạo các sở, ban, ngành; các quận, huyện, thị xã về dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.

Căn cứ ý kiến các cấp, UBND TP hoàn thiện phương án; tổ chức lấy ý kiến Nhân dân theo quy định của pháp luật; đồng thời thực hiện các trình tự, thủ tục xây dựng và thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính báo cáo Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố; UBND TP trình HĐND TP ban hành Nghị quyết tán thành chủ trương trước khi trình Chính phủ.

Đề xuất những điều kiện cần khi thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã

Đề xuất những điều kiện cần khi thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam: Sắp xếp lại các hội quần chúng tinh gọn, hoạt động hiệu quả

Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam: Sắp xếp lại các hội quần chúng tinh gọn, hoạt động hiệu quả

10 Jul, 10:08 PM

Kinhtedothi-Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (T.Ư MTTQ) Việt Nam nhấn mạnh 1 trong 10 nhiệm vụ trọng tâm của Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể T.Ư 6 tháng cuối năm 2025 là lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tổ chức sắp xếp lại các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ vào hoạt động trực thuộc MTTQ Việt Nam, theo hướng dẫn giảm số lượng hội, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong, hoạt động thiết thực, hiệu quả.

Hiệp thương cử 6 vị giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Hiệp thương cử 6 vị giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

10 Jul, 08:11 PM

Kinhtedothi-Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (T.Ư MTTQ) Việt Nam nhấn mạnh, đây là một bước ngoặt của công tác Mặt trận, bởi trong số các vị được giới thiệu và hiệp thương cử tham gia Ủy ban, Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam có 20 đồng chí là Phó Bí thư Tỉnh ủy- những người đã trải qua một quá trình công tác, đúc rút được kinh nghiệm thực tiễn gắn với lý luận của Đảng; với cương vị này, mỗi người sẽ làm tròn hai vai.

Thực hiện cao điểm 50 ngày cấp định danh điện tử cho người nước ngoài

Thực hiện cao điểm 50 ngày cấp định danh điện tử cho người nước ngoài

10 Jul, 06:51 PM

Kinhtedothi – Việc cấp định danh điện tử (ĐDĐT) cho người nước ngoài (NNN) được thực hiện trong đợt cao điểm 50 ngày nhằm thực hiện có hiệu quả công cuộc chuyển đổi số quốc gia và là một trong những hoạt động chào mừng Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an Nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2025).

Điện Biên: gỡ vướng cho cấp xã khi thực hiện phân cấp, phân quyền

Điện Biên: gỡ vướng cho cấp xã khi thực hiện phân cấp, phân quyền

10 Jul, 05:44 PM

Kinhtedothi – Ngày 10/7, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị trực tiếp và trực tuyến giữa UBND tỉnh và UBND các xã, phường nhằm tiếp nhận các đề xuất, kiến nghị khi triển khai các nhiệm vụ tại cấp xã theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô chủ trì hội nghị.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ