Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội đưa taxi vào quản lý bằng quy chế riêng: Bước đột phá quan trọng

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đang lấy ý kiến góp ý của các sở, ngành, DN liên quan về Dự thảo Quy chế quản lý taxi trên địa bàn Thủ đô.
Theo các chuyên gia, nếu Dự thảo được thông qua, đây là bước đột phá quan trọng trong quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ taxi của Hà Nội.
Phân vùng hoạt động
Theo Dự thảo Quy chế (nêu trên), niên hạn sử dụng của xe taxi sẽ không được vượt quá 8 năm tính từ năm sản xuất; hết niên hạn xe không được hoạt động kinh doanh trên địa bàn Hà Nội. Hàng năm, Sở GTVT sẽ rà soát số lượng xe taxi đã được cấp phù hiệu và hết niên hạn để làm căn cứ tổng hợp đề xuất UBND TP đấu giá quyền khai thác. Sau khi đấu giá thành công, DN có quyền sử dụng, khai thác, thay thế cho xe taxi những lần tiếp theo và được quyền chuyển nhượng cho DN khác đáp ứng đủ các quy định của pháp luật.
Sở GTVT cũng dự kiến sẽ thống nhất màu sơn chung cho xe taxi. Lộ trình cụ thể được đưa ra là từ năm 2019 - 2024, xe taxi mới sẽ áp dụng màu sơn chung; từ 2025 thống nhất áp dụng màu sơn chung với toàn bộ xe taxi hoạt động trên địa bàn TP.

Taxi hoạt động trên đường Nguyễn Chí Thanh. Ảnh: Phạm Hùng

Ngoài ra, taxi sẽ được phân vùng hoạt động. Cụ thể, chia làm 2 vùng: Vùng 1 bao gồm địa giới hành chính các quận trên địa bàn TP, vùng 2 gồm địa giới hành chính tại các huyện, thị xã còn lại. Trong một tháng, xe taxi phải đảm bảo thời gian hoạt động trong vùng đã đăng ký tối thiểu 70%. Các xe taxi hoạt động tại vùng 2 khi đưa khách vào các điểm đón, trả khách trong vùng 1 chỉ được trả khách, không được dừng, chờ đón khách tại các điểm đó và ngược lại.
Cũng theo Dự thảo Quy chế, từ 1/7/2018, các DN taxi phải sử dụng phần mềm hỗ trợ điều hành (đặt/gọi xe). Xe taxi phải được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định; dữ liệu phần mềm hỗ trợ điều hành xe taxi phải được kết nối với dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và phần mềm điều hành chung của Trung tâm Quản lý điều hành giao thông TP để thống nhất quản lý điều hành phương tiện giao thông chung.
Doanh nghiệp lo lắng
Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Hà Huy Quang nhìn nhận, trước nay thị trường taxi của Hà Nội vẫn được quản lý chủ yếu dựa trên các nghị định, thông tư. Trên thực tế, taxi của Hà Nội có nhiều đặc thù riêng, cần một bộ quy chế riêng hoàn chỉnh, cụ thể để làm công cụ quản lý hữu hiệu. Tuy vậy, Dự thảo Quy chế đã ít nhiều gây lo lắng cho các DN taxi. Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội Đỗ Quốc Bình cho rằng: “Nếu TP đưa quyền khai thác kinh doanh taxi vào để đấu giá thì cần phải làm rõ hơn và xác định các thuộc tính của nó để đảm bảo tính hợp pháp”. Ông Đỗ Quốc Bình cũng lo ngại việc này sẽ làm gia tăng chi phí và gây tâm lý bất an cho DN.
 Taxi hãng ABC hoạt động trên đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân. Ảnh: Phạm Hùng
Một số DN taxi còn cho rằng, màu sơn xe là yếu tố kết hợp để nhận diện logo thương hiệu của mỗi hãng; nó đã trở thành thói quen, ăn sâu vào tiềm thức của khách hàng. Ví dụ nhắc tới Taxi Mai Linh, khách hàng sẽ nghĩ đến xe màu xanh lá; Taxi Group màu trắng viền đỏ, Taxi ABC màu trắng và ghi viền hồng… Khi màu sơn được đồng nhất, khách hàng sẽ khó nhận diện được logo thương hiệu, đèn mào, số điện thoại riêng của hãng taxi. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các DN đã dầy công gây dựng thương hiệu.
Về các vấn đề phân vùng hoạt động và thành lập Trung tâm quản lý, điều hành chung, rất nhiều DN cũng cho rằng không phù hợp và sẽ làm xáo trộn công việc kinh doanh của xe taxi. Tuy nhiên, đại diện Sở GTVT Hà Nội cho rằng: “Tất cả những lo lắng đó có thể xuất phát từ việc chưa hiểu rõ bản chất các quy định được xây dựng trong dự thảo Quy chế. Chúng tôi sẽ tiếp tục đối thoại, giải thích với DN để làm rõ những khúc mắc”.
Theo dự thảo Quy chế mới, xe taxi sẽ được dừng, đỗ tại các điểm đỗ xe công cộng không quá 20 phút; nếu có nhu cầu đỗ quá 20 phút phải nộp phí trông giữ xe theo quy định. Taxi hoạt động tại vùng 2 không được sử dụng điểm đỗ tại vùng 1 và ngược lại. 

 Thống kê của Sở GTVT Hà Nội cho thấy, TP hiện có 77 hãng taxi với hơn 19.000 xe; vận chuyển 110 triệu lượt hành khách/năm, đáp ứng 2% nhu cầu đi lại của Nhân dân. Nhưng còn có khoảng 3.000 taxi ngoại tỉnh thường xuyên hoạt động trên địa bàn TP dẫn đến tình trạng khá bát nháo trong hoạt động taxi.

 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

05 Jul, 09:50 PM

Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, chuyên gia giao thông, thạc sĩ Vũ Hoàng Chung cho rằng, tổ chức giao thông (TCGT) là yếu tố vô cùng quan trọng. TCGT là kịch bản để vận hành hệ thống giao thông, càng khoa học sẽ càng phát huy tác dụng giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT), tối ưu hóa năng lực cho hạ tầng.

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

04 Jul, 03:28 PM

Kinhtedothi - Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về đường bộ... về việc cập nhật, điều chỉnh thông tin biển chỉ dẫn đường bộ phù hợp với đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp, sáp nhập.

Bất cập trong tổ chức sát hạch lái xe

Bất cập trong tổ chức sát hạch lái xe

04 Jul, 06:51 AM

Kinhtedothi - Hà Nội đã bắt đầu tổ chức sát hạch, cấp giấy phép lái xe, song vẫn còn hơn 70.000 người dân chờ tới lượt. Nhu cầu cao nhưng sát hạch lại “nhỏ giọt” khiến áp lực ngày càng lớn, đòi hỏi các cơ quan chức năng sớm có giải pháp tháo gỡ những khó khăn trong lĩnh vực này.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ