Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội dừng hoạt động của xe máy trong nội thành từ năm 2030

Kinhtedothi - Ngày 4/7/2017, HĐND TP Hà Nội thông qua Nghị quyết về Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến 2030, với 91,35 % tổng số đại biểu HĐND TP.
Theo tờ trình của UBND TP Hà Nội, trên địa bàn Thành phố có khoảng hơn 5, 2 triệu xe máy, gần 486 nghìn ô tô (chưa kể khoảng 1,2 triệu phương tiện từ các tỉnh, Thành phố khác tham gia giao thông), tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011-2016 của ô tô là 10,2%/năm, của xe máy là 6,7%/năm.
 Chủ tọa Kỳ họp thứ 4 HĐND TP Hà Nội nhiệm kỳ 2016-2021.
Với số lượng phương tiện trên, nếu tính hệ số đồng thời hoạt động là 60% số ô tô, xe máy lưu thông trên đường đô thị với vận tốc 20 km/h thì diện tích chiếm dụng vượt 1,34 lần so với năng lực của hệ thống đường đô thị (trong khu vực trung tâm là 3,72 lần). Vì vậy, ùn tắc giao thông trong khu vực nội đô và các cửa ngõ ra vào TP Hà Nội ngày càng diễn ra nghiêm trọng trong giờ cao điểm và ngày lễ, tết.
 Đại biểu Nguyễn Thanh Bình (Sóc Sơn)
UBND TP đề ra các giải pháp như: Giải pháp quản lý số lượng phương tiện tham gia giao thông; Giải pháp quản lý về chất lượng phương tiện tham gia giao thông; Giải pháp quản lý phạm vi hoạt động của phương tiện tham gia giao thông; Giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả vận tải hành khách công cộng; Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý; Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải.
Đáng chú ý, về giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả vận tải hành khách công cộng, UBND TP đưa ra giải pháp: Nghiên cứu ban hành các quy định nhằm khuyến khích thu hút đầu tư các tuyến đường sắt đô thị, BRT, Mono rail, buýt bằng hình thức hợp tác công tư (PPP) nhằm phát triển nhanh, đồng bộ.
Rà soát, sửa đổi, ban hành cơ chế, chính sách, tiếp tục trợ giá đối với vận tải hành khách công cộng; Có chính sách hỗ trợ khuyến khích đối với người sử dụng phương tiện giao thông công cộng cho các nhóm đối tượng trong xã hội, đặc biệt là đối tượng cán bộ công chức, viên chức, người lao động để thu hút nâng cao tỷ lệ sử dụng vận tải hành khách công cộng góp phần giảm phương tiện giao thông cá nhân.
 Toàn cảnh Kỳ họp.
Giám sát chặt chẽ chất lượng dịch vụ và xử lý nghiêm các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng vi phạm các quy định trong quá trình khai thác.
Về lộ trình thực thực hiện các giải pháp, triển khai đồng bộ, linh hoạt các nhóm giải pháp chia thành 03 giai đoạn: Giai đoạn 2017-2018: Tập trung thực hiện các giải pháp về quản lý phương tiện tham gia giao thông và tăng cường công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải.
Giai đoạn 2017 - 2020: Tập trung thực hiện các giải pháp về quản lý số lượng, chất lượng phương tiện tham gia giao thông và phát triển vận tải hành khách công cộng. Áp dụng giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân theo ngày chẵn, lẻ đối với những khu vực, tuyến phố ùn tắc thường xuyên, nghiêm trọng.
Giai đoạn 2017 - 2030: Từng bước hạn chế hoạt động trên một số khu vực và thời gian, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đến năm 2030 dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận.
Thảo luận tại hội trường trước khi thông qua Nghị quyết, đại biểu Nguyễn Thanh Bình (Sóc Sơn), cho rằng đây là đề án có tính đột phá và thể hiện sự quyết tâm của TP Hà Nội về quản lý phương tiện giao thông và xây dựng hệ thống giao thông. Đây là đề án có tác động lan tỏa lớn đối với hệ thống các cơ quan, tổ chức và người dân, nhất là trong vấn đề quản lý phạm vi hoạt động của các phương tiện giao thông. Do đó đề án cần nghiên cứu tác động, ảnh hưởng đến người dân về sinh hoạt của người dân cũng như vấn đề quy hoạch thiết kế đô thị... Bởi giai đoạn trước đây, quy hoạch giao thông Hà Nội phù hợp với các phương tiện giao thông xe máy nhiều hơn là các loại phương tiện giao thông công cộng, ô tô.
Tại ý kiến thảo luận, ngoài vấn đề quản lý phương tiện ô tô, xe máy, phát triển vận tải hành khách công cộng như trong đề án, Đại biểu cũng đề xuất bổ sung nội dung nên khuyến khích người dân sử dụng xe đạp, nhất là người dân có nhu cầu đi lại trong quãng đường di chuyển ngắn, khu đô thị, khu dân cư...
 Đại biểu Nguyễn Minh Đức phát biểu tại Kỳ họp.
Ngoài ra, trong phân công tổ chức thực hiện nên bổ sung thêm nhiều cơ quan đơn vị nữa như MTTQ, Đoàn thanh niên, Tổng công ty vận tải...
Đại biểu Trần Việt Anh (Ba Đình) cho rằng, đề án đã lựa chọn được 6 giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của Hà Nội trong giai đoạn này. Theo Đại biểu, xu thế trên thế giới ưu tiên phương tiện giao thông thân thiện môi trường, giao thông sạch, vì vậy các nhà quản lý phải đi trước một bước để phát triển giao thông sạch như các trạm dừng đỗ kết hợp hệ thống sạc điện.
Đại biểu Phạm Đình Đoàn (Hoàng Mai) đề xuất Hà Nội miễn phí đi xe buýt. “Bởi nếu so sánh với sự mất mát do tắc đường, ô nhiễm môi trường một năm đến nửa tỷ đô la thì chi phí đầu tư cho phương tiện công cộng là cần thiết. Từ đó, tạo thói quen cho người dân Thủ đô đi phương tiện công cộng”, Đại biểu phân tích. Ngoài ra, Đại biểu cho rằng, việc điều chỉnh giờ làm, giờ học cũng rất cần thiết, đây là giải pháp ngắn hạn hiệu quả giảm ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường.
 
Cũng tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Minh Đức (quận Thanh Xuân), cho rằng, đây là dự án tổng thể, đáp ứng được nguyện vọng của cử tri cả nước và bạn bè quốc tế về vấn đề rất nóng của Hà Nội.
Đại biểu đề xuất thêm các giải pháp như: TP ưu tiên xây dựng TP thông minh và giao thông minh; xây dựng hệ thống giao thông đường thủy nội địa; tiếp tục hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ như phân tuyến, mở rộng điểm đỗ; hoàn thiện giao thông ngoại thành; kiến nghị với Chính phủ quyết liệt chỉ đạo di dời các công ty, đơn vị ô nhiễm ra ngoại thành; xây dựng các trạm dừng đỗ kết hợp với vệ sinh xe trước khi vào TP...
Sau phần thảo luận của các đại biểu, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện giải trình thêm các vấn đề đại biểu băn khoăn. Trong đó, UBND TP tiếp thu các ý kiến đại biểu và nghiên cứu triển khai trong quá trình thực hiện Nghị quyết.
Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

12 Jul, 10:01 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, Đảng bộ Công an phường Hải Châu (Đà Nẵng) tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội đầu tiên kể từ khi Đảng bộ được thành lập trên cơ sở sáp nhập 5 Chi bộ Công an các phường: Hải Châu 1, Phước Ninh, Thạch Thang, Thuận Phước và Thanh Bình, theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

12 Jul, 04:31 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, nhân dịp Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên và tặng quà người có công với cách mạng.

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

12 Jul, 09:53 AM

Kinhtedothi - Trải qua 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng An ninh nhân dân luôn là thanh kiếm sắc bén, lá chắn vững chắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

12 Jul, 09:51 AM

Kinhtedothi - Ngày 1/7/2025, hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình chính thức hợp nhất, mở ra một chương phát triển mới cho vùng đất giàu truyền thống lịch sử và cách mạng. Với tên gọi chung là tỉnh Hưng Yên, địa phương này đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035, hướng tới một không gian phát triển bền vững, hiện đại và thông minh.

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

11 Jul, 11:10 PM

Kinhtedothi - Chiều 11/7, tại xã Phát Diệm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân và 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ