Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội ghi nhận 2 ca mắc liên cầu lợn

Kinhtedothi - Sáng 29/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tuần qua, Hà Nội ghi nhận 2 ca mắc liên cầu lợn.

Trong đó, nam bệnh nhân, 52 tuổi, địa chỉ tại quận Bắc Từ Liêm, khởi phát bệnh với triệu chứng đau đầu dữ dội, nhập viện điều trị, xét nghiệm dịch não tủy cho kết quả dương tính với vi khuẩn liên cầu lợn.

Tương tự, nam bệnh nhân, 71 tuổi, địa chỉ tại Đống Đa, khởi phát bệnh với triệu chửng sốt, rối loạn tri giác, cứng gáy, điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, xét nghiệm cấy máu và dịch não tủy dương tính với vi khuẩn liên cầu lợn.

Người dân ăn tiết canh lợn dễ mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn.

Như vậy, tính từ đầu năm 2024 đến nay, TP ghi nhận 6 trường hợp mắc liên cầu lợn, chưa ghi nhận ca tử vong.

PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, liên cầu khuẩn lợn là bệnh lây truyền từ lợn sang người. Hầu hết các ca bệnh đều có liên quan đến giết mổ, ăn tiết canh hoặc các đồ ăn từ thịt lợn chưa nấu chín…

Một số nhà hàng hiện nay dùng tiết lợn pha vào tiết ngan, vịt, dê,.. để bán ở các cửa hàng nhưng khi xét nghiệm vẫn ra vi khuẩn liên cầu lợn Streptococcus suis.

Ngoài ra, một số trường hợp không ăn tiết canh, không giết mổ lợn vẫn mắc bệnh do có thể do ăn thịt lợn nhiễm bệnh nhưng chế biến còn sống, tiếp xúc với lợn nhiễm bệnh thông qua các tổn thương, trầy xước trên da khi chế biến thực phẩm.

Người nhiễm bệnh liên cầu khuẩn lợn bao gồm 3 thể: Nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Thời gian ủ bệnh của liên cầu khuẩn lợn trên người là từ vài tiếng đến 4-5 ngày, tùy cơ địa mỗi người.

Khi nhiễm liên cầu lợn, người bệnh có biểu hiện sốt nóng, sốt lạnh, buồn nôn, nôn, có thể tiêu chảy... khiến nhiều người lầm tưởng với các rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm thông thường.

PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai khám cho bệnh nhân bị viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn liên cầu lợn.

Trường hợp nặng, người bệnh có biểu hiện ù tai, điếc, cứng gáy, tri giác lơ mơ, mê hoảng, xuất hiện các ban hoại tử trên da do nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng, rối loạn đông máu và sốc nhiễm trùng và tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Liên quan đến vấn đề này, CDC Hà Nội cảnh báo, người dân ăn các sản phẩm được chế biến từ lợn chưa nấu chín, như: tiết canh, nem chua, nem chạo... dễ mắc liên cầu khuẩn lợn. Không chỉ ăn tiết canh, thịt tái sống, mà ngay cả việc tiếp xúc với lợn ốm, lợn chết cũng có nguy cơ khiến cho người giết mổ lợn bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn thông qua các tổn thương, vết trầy xước trên da. Bệnh liên cầu lợn hiện chưa có vaccine phòng nên việc ăn chín uống sôi rất quan trọng.

Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, vi khuẩn liên cầu lợn có thể bị tiêu diệt hoàn toàn khi thực phẩm nấu chín kỹ. Để phòng bệnh, người dân không nên giết mổ lợn ốm chết; nên đeo găng tay và phương tiện phòng hộ khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống, rửa tay sạch sau khi chế biến thịt.

Ngoài ra, người dân cũng cần bỏ các thói quen ăn uống không lành mạnh như tiết canh (kể cả tiết canh lợn và các loại tiết canh dê, ngan, vịt). Khi có các triệu chứng của bệnh, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế khám để phát hiện và điều trị kịp thời.

Nhiễm khuẩn liên cầu lợn từ thói quen ăn tiết canh

Nhiễm khuẩn liên cầu lợn từ thói quen ăn tiết canh

Nguy kịch do nhiễm liên cầu khuẩn lợn sau ăn tiết canh

Nguy kịch do nhiễm liên cầu khuẩn lợn sau ăn tiết canh

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cảnh báo nguy cơ ngộ độc từ các loại nấm rừng

Cảnh báo nguy cơ ngộ độc từ các loại nấm rừng

18 Apr, 07:13 AM

Kinhtedothi - Mùa xuân là thời điểm ở miền Bắc, miền Trung mưa ẩm, các loài nấm mọc lên, trong đó có nhiều nấm độc. Mặc dù được cảnh báo nhiều, song vẫn có nhiều người bị ngộ độc do hái nấm hoang dại về ăn.

Điện Biên: chú trọng an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống

Điện Biên: chú trọng an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống

09 Apr, 10:41 AM

Kinhtedothi - Theo Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm (ATTP) tỉnh Điện Biên, “Tháng hành động vì ATTP” năm 2025 được triển khai thực hiện với chủ đề “Bảo đảm ATTP, trong đó chú trọng ATTP bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố”, từ ngày 15/4 đến ngày 15/5.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ