Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội ghi nhận 70 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng

Kinhtedothi - Đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 70 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (TCM) tại 28 quận, huyện, thị xã.
Sở Y tế Hà Nội đã có công văn về việc chủ động tăng cường công tác phòng chống TCM.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, từ đầu năm 2021 đến nay, trên địa bàn TP đã ghi nhận 70 trường hợp mắc TCM tại 28 quận, huyện, thị xã. Số mắc có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, theo nhận định, dịch bệnh này có thể sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới và bệnh chủ yếu gặp ở lứa tuổi nhỏ (dưới 5 tuổi).
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh TCM, kiểm soát sự gia tăng số ca mắc mới và không đế xảy ra tử vong, thực hiện Công văn số 2527/BYT-DP ngày 06/4/2021 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh TCM, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị triển khai các nội dung sau:
 Ảnh minh họa.
CDC Hà Nội tổ chức tập huấn, hướng dẫn chuyên môn về giám sát và xử lý dịch TCM cho Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã; lưu ý các biện pháp phòng, chống cũng như vệ sinh khử khuẩn tại các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học và các cơ sở trông giữ trẻ...
Giám sát chặt tình hình dịch tại các cơ sở y tế được phân công đồng thời thường xuyên tống hợp báo cáo từ các đơn vị trong ngành đế kịp thời báo cáo và tham mưu cho Sở Y tế trong việc chỉ đạo các biện pháp phòng chống dịch.
Phối hợp với các báo, đài đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, truyền thông với các hình thức đa dạng, phong phú, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác phòng, chống TCM như: Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, thực hiện ăn sạch, ở sạch và giữ gìn đồ chơi cho trẻ.
Tăng cường công tác kiểm tra giám sát các đơn vị thực hiện việc triển khai phòng chống dịch; phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát và hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện tốt công tác phòng chống dịch TCM trong trường học.
Đảm bảo cung ứng đầy đủ cloramin B và trang thiết bị cần thiết cho xử  lý dịch.
Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã phối hợp chặt chẽ với Phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã triển khai các biện pháp phòng chống bệnh TCM trong trường học.
Tập huấn, hướng dẫn chuyên môn về giám sát và xử lý dịch TCM cho các trạm y tế; yêu cầu các trạm hướng dẫn các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học và các cơ sở trông giữ trẻ.. . trên địa bàn xã, phường, thị trấn biết và thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh TCM, đặc biệt là công tác vệ sinh khử khuẩn tại các cơ sở giáo dục.
Tăng cường giám sát phát hiện sớm ca bệnh tại cộng đồng và các cơ sở y tế được phân công giám sát; tổ chức cách ly và xử lý dịch kịp thời không để dịch lây lan.
Tuyên truyền các biện pháp vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, thực hiện ăn sạch, ở sạch và giữ gìn đồ chơi cho trẻ để phòng chống bệnh TCM.
Các cơ sở khám chữa bệnh đảm bảo đủ cơ số thuốc, trang thiết bị, tập huấn cho cán bộ y tế về các phác đồ cấp cứu và điều trị TCM. Tổ chức tốt việc thu dung, sàng lọc, cấp cứu điều trị bệnh nhân, đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo trong bệnh viện nhằm hạn chế thấp nhất tử vong.
Phối hợp chặt chẽ với CDC Hà Nội và Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã trên địa bàn trong việc thông báo, trao đổi thông tin về các trường hợp mắc bệnh dịch để chủ động giám sát, xử lý dịch tại cộng đồng.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

05 Jul, 04:21 PM

Kinhtedothi - Thông tư 26/2025/TT-BYT Bộ Y tế ban hành không chỉ bổ sung các trường thông tin bắt buộc trong đơn thuốc mà còn đưa ra quy định cụ thể về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời gian sử dụng. Thay đổi kỹ thuật nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn với người bệnh.

Đảm bảo an toàn thực phẩm đợt cao điểm trên địa bàn TP Hà Nội

Đảm bảo an toàn thực phẩm đợt cao điểm trên địa bàn TP Hà Nội

05 Jul, 12:06 AM

Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm “từ sớm, từ xa”, tập trung phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu đầu vào, kiểm soát điều kiện sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối thực phẩm đến tay người tiêu dùng.

Bệnh viêm gan B diễn tiến âm thầm: nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện muộn

Bệnh viêm gan B diễn tiến âm thầm: nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện muộn

04 Jul, 06:39 PM

Kinhtedothi - Hiện nay, nhiều bệnh nhân viêm gan B, phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn do chủ quan, không khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là ở người trẻ tuổi, khi sức khỏe còn tốt, hầu như không có triệu chứng. Chuyên gia y tế cảnh báo, viêm gan B có diễn tiến âm thầm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây ra biến chứng nặng nề như xơ gan hoặc ung thư gan, thậm chí là tử vong.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ