Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Hành khách ùn ùn đến bến xe về quê nghỉ lễ

Kinhtedothi - Ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 kéo dài 4 ngày, nhiều hành khách đến bến xe từ sớm để bắt xe về quê. Nhiều người cho rằng, năm nay việc đón xe khách về quê đã thuận tiện hơn rất nhiều.

Kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 năm nay người lao động được nghỉ liên tục 4 ngày. Kỳ nghỉ kéo dài, nhiều người rời Thủ đô về quê, đi du lịch, thăm người thân, bạn bè.

Ghi nhận chiều ngày 31/8 tại các bến xe lớn trên địa bàn TP Hà Nội như: Giáp Bát, Mỹ Đình, Nước Ngầm và Yên Nghĩa, từ đầu giờ chiều, người dân bắt đầu đổ về. Phương tiện liên tục xuất bến, trên xe chật kín ghế ngồi. Nhà chờ Bến xe Nước Ngầm ken đặc hành khách. Tại các quầy bán vé về các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh tập trung đông hành khách nhất.

Ghi nhận chiều ngày 31/8 tại các bến xe lớn trên địa bàn TP Hà Nội như: Giáp Bát, Mỹ Đình, Nước Ngầm và Yên Nghĩa, từ đầu giờ chiều, người dân bắt đầu đổ về.

Từ 15 giờ cùng ngày, Bến xe Giáp Bát cũng có rất đông hành khách xếp hàng chờ mua vé. Các xe tuyến từ Hà Nội đi tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa… đều kín chỗ ngay khi xuất bến. Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại Bến xe Mỹ Đình.

Anh Nguyễn Văn Hùng, trú tại Nam Trực, Nam Định cho biết: “Kỳ nghỉ lễ năm nay khá dài nên tôi đưa các con về quê thăm ông bà. Gia đình chủ động đến bến xe từ sớm. Tới nơi là mua được vé luôn”.

Hành khách chờ xe tại Bến xe Mỹ Đình.

Theo anh Hùng, kỳ nghỉ lễ năm nay, hành khách chủ động về sớm hoặc muộn hơn mọi năm nên bến xe không quá đông đúc như những năm trước.

Chị Nguyễn Thị Nga, quê ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: “Tôi xin nghỉ làm buổi chiều nay để về quê sớm cùng với gia đình. Những dịp như này, chủ động đi lại để tránh ùn tắc”.

“Năm nay, việc đi lại thuận tiện hơn rất nhiều, bến xe cũng đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, mua vé, di chuyển rất thuận tiện” – chị Nguyễn Thị Nga cho biết thêm.

Đại diện đội Thanh tra giao thông quận Hoàng Mai cho biết: “Chúng tôi bố trí lực lượng tại các bến xe trên địa bàn, kiểm tra nghiêm ngặt điều kiện phương tiện cũng như người lái trước khi xe xuất bến. Đồng thời, lực lượng cũng sẽ xử lý nghiêm trường hợp vi phạm”.

Theo ông Nguyễn Hoàng Tùng - Giám đốc bến Giáp Bát, đến thời điểm 17 giờ, lượng hành khách trong chiều ngày 31/8 đã tăng khoảng 150% so với ngày thường. Bến xe đã đón 7.000 lượt khách, đơn vị tăng cường thêm 50 phương tiện. 

"Bến xe Giáp Bát đã huy động lực lượng, điều động phương tiện một cách khoa học, hợp lý nhằm giải tỏa hành khách nhanh nhất. Đồng thời ứng trực 100% cán bộ công nhân viên phục vụ người dân đi lại an toàn, thuận tiện nhất" - ông Nguyễn Hoàng Tùng chia sẻ.

Nhiều người lao động tranh thủ thời gian nghỉ lễ để về quê .
Không ít hành khách bắt xe dọc đường Phạm Hùng.
Nhiều hành khách tỏ ra mệt mỏi khi thời tiết ngày 31/8 khá nóng lực.
Một hành khách tranh thủ ngủ khi chờ xe.
Em nhỏ cùng mẹ chờ xe khách về quê.
Bến xe Giáp Bát bắt đầu đông đúc từ đầu giờ chiều.
Nhiều nhà xe bố trí ghế ngồi cho hành khách chờ.
Lượng phương tiện hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu đi lại của hành khách.
Trên xe đông nghịt hành khách về quê.
Ghi nhận tại Bến xe Giáp Bát lúc 16h30.
Hành khách đến Bến xe Mỹ Đình chờ xe về quê.
Các xe tuyến từ Hà Nội đi tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa… đều kín chỗ ngay khi xuất bến. 
Ông Trần Đình Hoàn đến bến xe từ 14 giờ để bắt xe về quê ở Thanh Hóa.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giá thép hôm nay 9/5: tiếp tục đà giảm

Giá thép hôm nay 9/5: tiếp tục đà giảm

09 May, 08:07 AM

Kinhtedothi - Ngày 9/5, thị trường trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt giảm do lo ngại về nhu cầu và kỳ vọng cắt giảm sản lượng thép tại Trung Quốc.

Nội địa khởi sắc cho ngành thép Việt Nam

Nội địa khởi sắc cho ngành thép Việt Nam

09 May, 08:06 AM

Kinhtedothi - Quý I/2025 chứng kiến sự phân hóa rõ nét trong bức tranh ngành thép Việt Nam, khi nhu cầu nội địa khởi sắc mạnh mẽ nhưng thị trường xuất khẩu lại rơi vào tình trạng sụt giảm sâu do tác động từ các chính sách bảo hộ thương mại của các nền kinh tế lớn. Điều này đặt ngành thép vào thế "nội hứng khởi – ngoại ngột ngạt", đòi hỏi chiến lược điều chỉnh linh hoạt trong thời gian tới.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ