Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Hướng tới phát triển kinh tế rừng bền vững

Kinhtedothi - Thời gian qua, công tác làm giàu và phát triển kinh tế rừng của Hà Nội vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, để tạo bước chuyển mới trong khai thác tiềm năng của rừng cũng như ứng phó với biến đổi khí hậu, TP cần có cơ chế hấp dẫn, thu hút các nguồn đầu tư cho phát triển rừng và kinh tế rừng.

Giá trị kinh tế thấp

Hiện, Hà Nội có hơn 11.000ha rừng đặc dụng, gần 5.822ha rừng phòng hộ, 10.332ha rừng sản xuất và diện tích đất lâm nghiệp chưa thành rừng là hơn 7.538ha phân bố ở 7 huyện, thị xã (Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Sóc Sơn và Sơn Tây).

Theo Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Nội Lê Minh Tuyên, những năm gần đây, công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn TP đã được các cấp, ngành, địa phương quan tâm thực hiện quyết liệt. TP cơ bản khắc phục được những tồn tại trong công tác quản lý đất rừng, đất lâm nghiệp...

Tuy nhiên, xu hướng phát triển du lịch sinh thái, du lịch tâm linh cũng như nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương ngày càng cao đang tạo sức ép lên rừng và đất lâm nghiệp. Mặt khác, thu nhập trên mỗi héc ta đất lâm nghiệp chỉ đạt 10 - 15 triệu đồng/năm, thấp hơn rất nhiều so với các hoạt động kinh tế khác cũng đang đặt ra nhiều vấn đề với ngành lâm nghiệp Thủ đô. 

 Cán bộ kiểm lâm Hà Nội kiểm tra hiện trạng rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Ảnh: Ngọc Ánh

Trưởng phòng Kinh tế huyện Ba Vì Nguyễn Giáp Đông cho biết, huyện có gần 9.700ha rừng và đất lâm nghiệp, chiếm gần 40% tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn TP. Hiện, việc trồng rừng tại địa phương vẫn mang nặng tư tưởng phủ xanh đất trống đồi trọc, quảng canh với một số loài cây như keo, bạch đàn cho thu hoạch trong ngắn hạn nên giá trị sản xuất, hiệu quả kinh tế từ rừng còn thấp. Đáng nói, có nhiều hộ dân nhận giao khoán đất rừng muốn trồng các loại cây gỗ lớn nhưng chu kỳ khai thác phải từ 10 năm trở lên nên rất khó khăn về vốn, không mặn mà đầu tư.

Còn theo Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Hồ Việt Hùng, rừng trên địa bàn phần lớn được trồng thông qua các chương trình, dự án và người dân tự trồng, chủ yếu là rừng trồng hỗn giao, có một số diện tích trồng thuần loài nên khả năng phòng hộ, giữ và điều tiết nước kém, khô kiệt về mùa khô, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao.

Cần thêm cơ chế hỗ trợ

Việc làm giàu rừng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phát triển các loại hình kinh tế lâm nghiệp cũng như đối phó với biến đổi khí hậu, đang khiến xuất hiện ngày càng nhiều hình thái thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt, hạn hán…

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Nội Lê Minh Tuyên phân tích, trên cơ sở thực tế 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất), TP sẽ có định hướng và cơ chế chính sách làm giàu rừng khác nhau. Ví dụ, đối với rừng phòng hộ thì tập trung làm tốt việc khoanh nuôi, bảo đảm đa dạng sinh học, trồng bổ sung các loại gỗ lớn, gỗ quý tạo nhiều tầng thảm thực vật. Đối với rừng trồng, Hà Nội không đặt vấn đề lấy trữ lượng để phục vụ công nghiệp chế biến gỗ mà hướng tới trồng các loại cây gỗ lâu năm, qua đó góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Do đó, TP cần có chính sách hỗ trợ người trồng rừng về vốn, giống... để ít nhất trong 10 năm đầu khi rừng trồng chưa cho khai thác, người dân vẫn có cuộc sống tốt, giảm áp lực phụ thuộc vào rừng.

Từ thực tế địa phương, theo Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Hồ Việt Hùng, huyện sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ và phát triển rừng. Từ đó giúp người dân địa phương thấy rõ hơn trách nhiệm trong bảo vệ và phát triển rừng, chủ động thay thế những loài cây có khả năng phòng hộ kém bằng các loài cây bản địa. Bên cạnh đó, để làm giàu từ rừng, Sóc Sơn sẽ đẩy mạnh thực hiện mô hình thí điểm trồng bổ sung các loài cây như: Lim xanh, sến, sao đen...

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, thời gian tới, bên cạnh việc phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, ngành nông nghiệp sẽ tham mưu TP có chính sách hỗ trợ về trồng rừng như: Hỗ trợ 100% vốn giống đối với cây lâm nghiệp lâu năm; hỗ trợ khoa học kỹ thuật; hỗ trợ mỗi địa phương xây dựng 1-2 mô hình trồng và làm giàu rừng hiệu quả làm cơ sở để nhân rộng. Đồng thời, Sở NN&PTNT Hà Nội sẽ phối hợp với các sở, ngành liên quan thiết lập hồ sơ quản lý bảo vệ rừng, đất lâm nghiệp từ cơ sở đến TP, cụ thể đến từng lô, khoảnh; xác định rõ ranh giới trên bản đồ cũng như ngoài thực địa.

Để nâng cao chất lượng rừng, thúc đẩy phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững, Sở NN&PTNT Hà Nội đã đặt ra mục tiêu trong giai đoạn 2021 - 2025 sẽ nâng độ che phủ rừng từ 5,67% (hiện nay) lên 6,2%; nâng mức thu nhập trên đất lâm nghiệp từ 15 triệu đồng/ha/năm (hiện nay) lên 40 - 60 triệu đồng/ha/năm.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ