Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội kết nối sản xuất, tiêu dùng bền vững ngành dệt may, thời trang

Kinhtedothi - Ngày 16/12, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Hà Đông tổ chức Chương trình Kết nối “Mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững ngành dệt may, thời trang TP Hà Nội năm 2021”.
Doanh nghiệp dệt may kết nối sản xuất tiêu dùng bền vững.

Chương trình được tổ chức giúp các doanh nghiệp sản xuất ngành dệt may, thời trang trên địa bàn TP Hà Nội tăng kết nối để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm. Chương trình này cũng giúp doanh nghiệp dệt may sử dụng có hiệu quả tài nguyên, giảm thiểu phát sinh chất thải, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Sở Công Thương Hà Nội ban hành tiêu chí Kết nối “Mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững ngành dệt may, thời trang TP Hà Nội năm 2021”. Theo đó, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề truyền thống tham gia phải đáp ứng các tiêu chí từng giai đoạn từ quá trình sản xuất, sản phẩm, hàng hóa, hệ thống phân phối.
Cụ thể, về tiêu chí nguyên vật liệu sử dụng, hàm lượng Formaldehyt và Amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm Azo trong thành phần nguyên liệu thấp hơn mức giới hạn theo Quy chuẩn QCVN 01:2017/BCT ngày 23/10/2017 của Bộ Công Thương. Về quá trình sản xuất, có hệ thống quản lý sản xuất, quản lý chất lượng ISO 9001, quản lý môi trường ISO 14001, 5S; quá trình tổ chức sản xuất phải tuân thủ Nghị định 44/2016/NĐ-CP…
Về hệ thống phân phối, có quy trình nhập hàng, kiểm soát chất lượng sản phẩm khi nhập kho; thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện, nước trong hệ thống phân phối; có giải pháp giảm phát thải bao bì, túi nhựa, nylon; thay thế dần bằng bao bì, túi thân thiện với môi trường; Khách hàng mua sản phẩm Xanh được tích điểm của hệ thống phân phối.
Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, chương trình Kết nối mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững ngành dệt may, thời trang TP Hà Nội năm 2021 sẽ tạo cơ hội cho các cơ sở sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng cái nhìn cụ thể hơn về Mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững đối với ngành dệt may, thời trang. Sự kiện này cũng thể hiện sự đồng hành của TP Hà Nội cùng người dân Thủ đô thúc đẩy hành động sản xuất và tiêu dùng bền vững nhằm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh việc trưng bày sản phẩm, Sở Công Thương Hà Nội còn tổ chức trưng bày sản phẩm của 50 cơ sở  sản xuất, kinh doanh các sản phẩm dệt may, thời trang thông qua hình thức trực tuyến tại địa chỉ http://www.tdbvhn.vr-worldexpo.com đến ngày 30/12/2021.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ninh Bình: sản phẩm OCOP phát triển về số lượng và chất lượng

Ninh Bình: sản phẩm OCOP phát triển về số lượng và chất lượng

20 Apr, 02:24 PM

Kinhtedothi - Ninh Bình tiếp tục đặt mục tiêu mở rộng số lượng và nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP; đồng thời, tỉnh sẽ đầu tư hơn nữa vào các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối sản phẩm OCOP với các chuỗi cung ứng toàn cầu để tăng cường giá trị sản phẩm.

Sơn La phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP

Sơn La phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP

09 Apr, 10:53 AM

Kinhtedothi - Sơn La hiện có hơn 200 sản phẩm nông nghiệp lợi thế, có giá trị kinh tế và thương mại cao, có thể phát triển thành các sản phẩm OCOP. Năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ