Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Không để thất thoát, lãng phí nguồn nước sản xuất vụ Xuân

Kinhtedothi - Sau hơn 3 ngày tích cực vận hành các trạm bơm, đến nay, hàng ngàn héc-ta sản xuất vụ Xuân 2023 của Hà Nội đã có nước. Ngành nông nghiệp phấn đấu kết thúc đợt xả tăng cường đầu tiên từ các hồ chứa thuỷ điện, sẽ có khoảng 7% diện tích được cấp đủ nước.

Ứng trực lấy nước 24/24 giờ

Những năm qua, trạm bơm dã chiến Bá Giang (huyện Hoài Đức) đóng vai trò quan trọng trong việc cấp nước phục vụ sản xuất vụ Xuân cho khoảng 10.000ha canh tác thuộc các quận, huyện: Đan Phượng, Hoài Đức, Bắc Từ Liêm… Tranh thủ mực nước sông Hồng ở mức tốt, từ ngày 6/1 đến nay, công nhân tại trạm túc trực 24/24 giờ, vận hành tối đa 25 tổ máy, công suất 1.000m3/giờ mỗi tổ.

Giám đốc Xí nghiệp thuỷ lợi Đan Hoài (Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển thuỷ lợi sông Đáy) Nguyễn Hải Trường cho biết, cùng với trạm bơm dã chiến Bá Giang, đơn vị cũng đang tích cực vận hành 2 tổ máy, công suất 8.000m3/giờ mỗi tổ tại trạm bơm Đan Hoài (huyện Hoài Đức), để tập trung lấy nước sản xuất cho vụ Xuân 2023.

Đoàn công tác Sở NN&PTNT Hà Nội kiểm tra công tác lấy nước sản xuất vụ Xuân 2023 tại trạm bơm dã chiến Phù Sa. Ảnh: Lâm Nguyễn.
 

Hồi 24 giờ ngày 9/1/2023, đợt lấy nước đầu tiên phục vụ sản xuất vụ Xuân 2023 kết thúc. Dự kiến đợt lấy nước thứ hai bắt đầu từ 0 giờ ngày 1/2/2023.

Ngược lên phía Bắc Hà Nội, tại trạm bơm dã chiến Phù Sa (thị xã Sơn Tây), 30 tổ máy bơm, công suất 1.000 m3/giờ mỗi tổ hiện được 19 cán bộ, công nhân của trạm phân ca kíp, tổ chức vận hành liên tục từ sáng 5/1 (trước thời điểm đợt lấy nước đầu tiên bắt đầu). Anh Nguyễn Hữu Tình - Phó Trạm trưởng trạm bơm Phù Sa cho biết, công tác ứng trực 24/24 giờ được Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển thuỷ lợi sông Tích quán triệt, duy trì xuyên suốt đợt chống hạn vụ Xuân 2023. 

Theo Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi và Phòng chống thiên tai Hà Nội Nguyễn Duy Du, 3 ngày qua của đợt xả nước tăng cường từ hồ chứa thuỷ điện, các doanh nghiệp thuỷ lợi của Hà Nội đã bám sát diễn biến mực nước; liên tục tăng cường vận hành hệ thống các trạm bơm dọc sông Hồng, sông Đà, sông Đuống để lấy nước phục vụ sản xuất vụ Xuân 2023.

Với sự chủ động, tích cực của các doanh nghiệp thuỷ lợi, tính đến nay, toàn TP đã có khoảng 4.000ha canh tác vụ Xuân 2023 được cấp nước, tập trung chủ yếu tại các huyện: Ứng Hoà, Ba Vì, Mỹ Đức… Dự kiến sau khi kết thúc đợt lấy nước đầu tiên, diện tích có nước của Hà Nội đạt khoảng 7% kế hoạch gieo cấy toàn vụ.

Ưu tiên cấp nước cho vùng khó khăn

Theo Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển thuỷ lợi sông Tích Đặng Trần Dũng Tuấn, đơn vị phục vụ cấp nước cho thị xã Sơn Tây và một số huyện như: Quốc Oai, Phúc Thọ, Thạch Thất... Thực tiễn sản xuất vụ Xuân những năm gần đây cho thấy những địa phương này có nguy cơ gặp khó khăn cao trong việc lấy nước.

Cũng theo ông Tuấn, mực nước sông Đà trong đợt xả tăng cường đầu tiên chưa thể bảo đảm để trạm bơm Trung Hà (huyện Ba Vì) có thể vận hành. Tuy nhiên, trên tinh thần chủ động cao nhất, đơn vị đã lên phương án bổ sung nguồn nước từ các hồ chứa thuỷ lợi, đặc biệt là từ hồ Suối Hai, để bảo đảm cấp đủ nước phục vụ sản xuất của bà con.

Công nhân vận hành trạm bơm dã chiến Phù Sa.

Để bổ sung nguồn nước cho sản xuất vụ Xuân 2023, từ trước 0 giờ ngày 6/1, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tăng cường phát điện. Trong đợt lấy nước đầu tiên, EVN duy trì mực nước tại trạm thuỷ văn Hà Nội ở mức +1,7m để các công trình thuỷ lợi của 11 tỉnh, TP khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ (bao gồm cả Hà Nội) có thể vận hành.

Nhằm bảo đảm nguồn nước sản xuất vụ Xuân 2023, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Văn Quyến đề nghị các doanh nghiệp thuỷ lợi tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến nguồn nước, tận dụng tối đa nguồn nước tăng cường từ hồ chứa thuỷ điện, vận hành công trình thuỷ lợi dọc sông Đà, sông Hồng, sông Đuống để lấy nước, bơm trữ vào kênh tiêu, ao hồ đầm, vùng trũng và đưa nước lên ruộng. Trong đó, cần đặc biệt lưu ý ưu tiên cấp nước cho những diện tích có nguy cơ gặp khó khăn về nguồn nước.

Lãnh đạo Sở NN&PTNT Hà Nội cũng đề nghị chính quyền các địa phương vận động bà con đẩy nhanh tiến độ thu hoạch cây vụ Đông để tạo mặt bằng gieo cấy vụ Xuân 2023. Tập trung tuyên truyền để nông dân tích cực lấy nước, thực hiện đưa nước đến đâu, làm đất gieo cấy đến đó. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp thuỷ lợi thực hiện đưa nước đến mặt ruộng; gia cố bờ vùng, bờ thửa, tránh rò rỉ, thất thoát, lãng phí nguồn nước.

Hàng ngàn héc-ta sản xuất vụ Xuân 2023 của Hà Nội đã có nước

Hàng ngàn héc-ta sản xuất vụ Xuân 2023 của Hà Nội đã có nước

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ