Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Kiểm tra lực học của HS trước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2010

KTĐT - Để chuẩn bị tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT 2010, ngoài việc phổ biến cấu trúc đề thi, Sở yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch dạy và học hoàn thành chương trình theo đúng thời gian quy định để học sinh có đủ kiến thức, kỹ năng dự thi.

KTĐT - Theo ông Đoàn Hoài Vĩnh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: Để chuẩn bị tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT 2010, ngoài việc phổ biến cấu trúc đề thi, Sở yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch dạy và học hoàn thành chương trình theo đúng thời gian quy định để học sinh có đủ kiến thức, kỹ năng dự thi.

Để chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2010, Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các trường thường xuyên thông báo cho phụ huynh học sinh nắm rõ tình hình học tập của học sinh.

 
Theo ông Đoàn Hoài Vĩnh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: Để chuẩn bị tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT 2010, ngoài việc phổ biến cấu trúc đề thi, Sở yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch dạy và học hoàn thành chương trình theo đúng thời gian quy định để học sinh có đủ kiến thức, kỹ năng dự thi. Thực hiện dạy đúng, dạy đủ chương trình, bám sát chuẩn kiến thức và kỹ năng của Bộ. Đảm bảo dạy đủ các tiết thực hành...

Chú ý bồi dưỡng, phụ đạo học sinh, học viên có học lực yếu, kém, học sinh người nước ngoài, thí sinh tự do xin ôn tập. Đặc biệt phổ biến kỹ năng cho học sinh khi làm bài kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm khách quan (TNKQ). Thường xuyên thông báo cho phụ huynh học sinh nắm rõ tình hình học tập của học sinh, đặc biệt là những học sinh có học lực yếu, kém, học sinh học viên không đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp.

Hướng dẫn học sinh nắm vững các kiến thức, tránh học tủ, học vẹt và dành nhiều thời gian cho việc tự học. Phối hợp với phụ huynh học sinh để tạo điều kiện tốt cho việc học, ôn tập cho học sinh.

Bên cạnh đó, rà soát lại hồ sơ những học sinh đang học lớp 12 đảm bảo chính xác các thông tin về ngày sinh, nơi sinh (cần ghi rõ địa danh cấp tỉnh), chế độ ưu tiên (con thương binh, bệnh binh, những người được hưởng chính sách như thương binh, con dân tộc thiểu số, người có hộ khẩu vùng cao, vùng sâu, khu kinh tế mới, xã đặc biệt khó khăn…).

Các đơn vị dự kiến địa điểm đặt Hội đồng coi thi, dự tính số thí sinh dự thi và số phòng thi có thể bố trí được, nếu đặt địa điểm thi khác ngoài trường của mình phải chủ động có kế hoạch liên hệ, làm hợp đồng ghi nhớ và xem xét kỹ điều kiện cơ sở vật chất như tường bao, bàn ghế ngồi cho thí sinh, điện, nước… phục vụ có thể đáp ứng theo quy định.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

12 Jul, 10:32 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026 tại Hà Nội dần khép lại, đa số học sinh đã chốt được ngôi trường mình tiếp tục theo học ở bậc THPT. Tuy nhiên, vẫn có số ít em, hoặc đỗ nhiều nguyện vọng, hoặc không đỗ nguyện vọng nào, vẫn đang xuôi ngược tìm kiếm, tính toán để “chốt” trường.

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

12 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Giáo dục mầm non là một ngành sư phạm đặc thù bởi đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục chính là trẻ em - những mầm xanh tương lai của đất nước. Tuy là ngành học đòi hỏi nhiều tâm sức và đặc biệt vất vả, nhưng sức hút của nghề này lại vô cùng mạnh mẽ theo cách rất riêng.

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

11 Jul, 09:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?" nhằm nhận diện những điểm nghẽn, thách thức và cơ hội trong quá trình đổi mới giáo dục đại học.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ