Hà Nội: Kinh tế liên tục tăng trưởng nhanh, bền vững, năm sau cao hơn năm truớc

Công Thọ - Tú Anh – Phạm Phuơng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Kinh tế Hà Nội liên tục tăng trưởng nhanh, bền vững, năm sau cao hơn năm truớc. Theo cách tính mới, năm 2016 tăng 7,15%, năm 2017 tăng 7,31%, 6 tháng đầu năm 2018 ước tăng 7,07%.

Phát biểu tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn truớc HĐND TP Hà Nội chiều 6/7, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung tóm tắt kết quả thực hiện các chỉ tiêu KT-XH giữa nhiệm kỳ của Thành phố; nêu tồn tại, sơ bộ có một số đánh giá nguyên nhân; đồng thời, trả lời làm rõ thêm một số vấn đề các đại biểu HĐND, cử tri quan tâm.

Tăng truởng kinh tế năm sau cao hơn năm truớc

Về kết quả thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành chung, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cho biết, TP hoàn thành 504/636 nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao: hiện đang tiếp tục xử lý 132 nhiệm vụ; hoàn thành báo cáo Thành ủy 1.743/1.823 nhiệm vụ; đang thực hiện 80 nhiệm vụ; tiếp thu xử lý 384/390 vụ việc do báo chí, dư luận phản ánh; 6 vụ việc đang tiếp tục chỉ đạo xử lý; hoàn thành đúng hạn 100% hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông.
 Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn truớc HĐND TP Hà Nội chiều 6/7. Ảnh: Thanh Hải
Về các chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ TPđề ra gồm 13 chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu, trong đó, 4 chỉ tiêu khi triển khai thực hiện tại các Chương trình của Thành ủy đặt mục tiêu cao hơn. Cụ thể, 2 chỉ tiêu đạt mục tiêu đề ra trong năm 2018 (sớm 02 năm so với mục tiêu Đại hội) gồm: Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới (82,9% chỉ tiêu là 80%); (2) Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia (65% - chỉ tiêu là 65-70%).
Một chỉ tiêu dự kiến sớm đạt mục tiêu đề ra: Tỷ lệ hộ nghèo cuối kỳ (chuẩn nghèo đa chiều mới) (KH 2018 còn 1,29% - chỉ tiêu ĐH là 1,2%); 7 chỉ tiêu sẽ tiếp tục thực hiện qua các năm để hoàn thành kế hoạch đến hết nhiệm kỳ.
Về tăng truởng kinh tế, kinh tế liên tục tăng trưởng nhanh, bền vững, năm sau cao hơn năm truớc. Theo cách tính mới, năm 2016 tăng 7,15%, năm 2017 tăng 7,31%, 6 tháng đầu năm 2018 ước tăng 7,07%.
Về thu, chi ngân sách thành phố, tổng thu ngân sách trên địa bàn Thành phố năm 2016, 2017 và 6 tháng đầu năm 2018 là 511.393 tỷ đồng. Trong đó, năm 2016 tăng 17,5%, đạt 105,7% dự toán; năm 2017 tăng 18,3%, đạt 103,7% dự toán, 6 tháng đầu năm 2018 tăng 19%, ước đạt 50,4% dự toán.
Cơ cấu thu ngân sách trên địa bàn Thành phố qua các năm có cơ cấu thay đổi theo hướng tích cực. Tăng cơ cẩu thu từ lĩnh vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh, thu đầu tư nước ngoài. Cơ cấu thu của doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm theo đúng định hướng của Trung ương.
Về chi ngân sách, trong 3 năm qua, Thành phố đã thực hiện rà soát, cơ cấu lại các khoản chi ngân sách và từng bước cơ cấu lại chi ngân sách theo hướng tiết giảm chi thường xuyên so với dự toán Trung ương giao đế dành nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Với việc cơ cấu tiết giảm các khoản chi thuờng xuyên, trong năm 2016, tiết kiệm đuợc hơn 3.500 tỷ đồng, năm 2017 tiết kiệm 2950 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2018 tiết kiệm đuợc 2800 tỷ đồng. Trong nửa nhiệm kỳ vừa qua, chúng ta tiết kiệm đuợc trên 9.000 tỷ đồng. TP cũng không phát hành trái phiếu theo nghị quyết của HĐND TP tiết kiệm mỗi năm tiền trả lãi gần 300 tỷ đồng; và trả đuợc nợ vay 4.500 tỷ đồng…
Nuớc sạch đô thị đạt 99%
Công tác cấp nước sạch, đến hết tháng 6/2018, đã đấu nối cấp nước khoảng gần 52% số người dân nông thôn, khoảng 2,2 triệu người; nuớc sạch đô thị đạt 99%. Các dự án cấp nuớc sạch đã phủ được 94% diện tích cấp nước sạch cho các vùng nông thôn trên địa bàn Thành phố.
Về chương trình xây dựng chính phủ điện tử, ứng dụng CNTT, xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền tảng phát triển thành phố thông minh, đã kết nối mạng diện rộng (WAN) tới các sở, ban, ngành, 30 UBND quận, huyện, thị xã và 584 UBND xã, phường, thị trấn; Duy trì công khai tiến độ giải quyết hồ sơ, chuyển nhận văn bản trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
Đến nay, 100% sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và UBND các xã, phường, thị trấn duy trì và sử dụng phần mềm quản lý văn bản kết nối, liên thông trên môi trường mạng; 100% cán bộ, công chức khai thác, sử dụng hộp thư điện tử trao đổi thông tin trong công việc. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; Lũy kế đến tháng 6/2018, đã đưa vào hoạt động 538/1.883 (28,6%) dịch vụ công trực tuyến.
Tổng số lượng khách du lịch đến Hà Nội tăng từ 21,83 triệu lượt khách năm 2016 lên 23,83 triệu khách năm 2017 và ước đạt 13,19 triệu lượt khách trong 6 tháng đầu năm 2018. Mức tăng bình quân đạt 10%/ năm; đạt chỉ tiêu về tốc độ tăng trung bình từ 8-10%/năm của NQ 06. Dự kiến đến năm 2020, sẽ hoàn thành chỉ tiêu đón 30 triệu lượt khách du lịch đến Hà Nội.
Các chỉ tiêu về giáo dục, TP chỉ đạo quyết liệt, thực hiện xong quy hoạch mạng luới truờng học, bổ sung thêm 425 điểm truờng học trong các quận nội thành. Để nâng cao chất luợng giáo dục, TP thí điểm đào tạo chương trình song bằng: Tú tài THPT quốc gia Việt Nam và Tú tài Anh quốc - Chứng chỉ A tại trường THPT Chu Văn An, tạo tiền đề cho việc hội nhập và quốc tế hóa chuẩn đào tạo THPT của Thành phố. Sau khi học xong, các em học sinh muốn học tập tại các truờng quốc tế không phải học thời gian dự bị từ 1-2 năm mà có thể vào thẳng các truờng đại học quốc tế, giúp các em tiết kiệm 20 – 30 nghìn USD.
TP cũng triển khai phần mềm hỗ trợ tuyển sinh trực tuyến vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 từ năm học 2016-2017 trên toàn Thành phố. Trong những ngày qua, trên địa bàn TP tuyển sinh trực tuyến đạt trên 90%.
Chỉ đạo sát sao, quyết liệt của T.Ư lan tỏa tới TP
Trên cơ sở kết quả đạt được, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cho rằng, TP có thuận lợi khi nhận được sự quan tâm chỉ đạo của T.Ư, Quốc hội, Chính phủ cùng các bộ, ban ngành, sự giúp đỡ của các tỉnh, TP của cả nước, đặc biệt là UBND cũng nhận được sự quan tâm của Thường trực Thành ủy, HĐND và của cử tri, Nhân dân Thủ đô.
Trong 2 năm vừa qua, Trung uơng, Chính phủ đã ban hành nhiều nội dung chỉ đạo quyết liệt về cải cách hành chính, sắp xếp lại bộ máy để tinh giảm biên chế, tháo gỡ những vướng mắc khó khăn cho DN và người dân, tập trung xây dựng chính quyền hành động liêm chính, lấy người dân và DN làm trung tâm để phục vụ. Các quan điểm chỉ đạo sát sao, quyết liệt của T.Ư đã thực sự lan tỏa tới TP và làm nền tảng quan trọng để TP xây dựng chương trình kế hoạch một cách có hiệu quả.
Bên cạnh đó, lòng mong muốn của cử tri và người dân về việc TP cần phải đổi mới, để TP trở thành Thủ đô xanh, văn hiến, văn minh và hiện đại. Các điều kiện về đời sống dân sinh cần phải được cải thiện, đổi mới về chất và phát triển bền vững đã thôi thúc các cấp chính quyền TP đề ra các chương trình hành động cụ thể hiệu quả, sát với đời sống.
Qua tổng kết 30 năm đổi mới của đất nước cũng như của Thủ đô cũng là nền tảng quan trọng để TP đề ra các chương trình, kế hoạch phù hợp, phát huy được tiềm năng thế mạnh của Thủ đô, hạn chế được những tác động, hậu quả, mặt trái, nhằm nâng cao những chương trình, kế hoạch của TP.
Chủ tịch cũng chỉ ra, sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật trên thế giới đã có tác động đất nước và TP, trong đó đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin và cuộc cách mạng 4.0.
Bên cạnh thuận lợi, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cũng nhìn nhận về những thách thức, hạn chế, trong đó, Chủ tịch cho biết việc TP triển khai những danh mục đầu tư công theo Luật đầu tư công năm 2015 chậm 2 năm so với Nghị quyết của Đảng bộ TP.
Tỷ lệ điều tiết của T.Ư giảm từ 42% xuống 35% cũng tác động tới vấn đề đầu tư phát triển của TP. Trong khi đó, chỉ tiêu thu ngân sách khá cao, có một số lĩnh vực cao hơn nhiều so với năng lực thực tế. Ví dụ như trong lĩnh vực thu thuế DN ngoài khu vực, DN T.Ư trên địa bàn TP, một số những tập đoàn, tổng công ty có năng lực sản xuất lớn tạo được nhiều công ăn việc làm thì di dời khỏi TP tới các tỉnh lân cận, từ đó cũng tác động tới nguồn thu cũng như công ăn việc làm trên địa bàn TP.
Những tồn tại do cơ chế chính sách, những vụ việc tồn đọng lâu, gây bức xúc trong xã hội chưa được giải quyết kịp thời cho người dân và DN, đòi hỏi cần phải tập trung giải quyết cũng là những thách thức và áp lực lớn. Nhiều biện pháp, cách làm, cách quản lý cũng còn bất cập xa rời thực tế. “Thay đổi nhu cầu của đời sống, yêu cầu của các cấp lãnh đạo, nguyện vọng, mong muốn của Nhân dân luôn đòi hỏi các cấp chính quyền cần phải thay đổi và để nâng cao các chương trình kế hoạch”, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh

Ngoài ra, yác động biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, đặc biệt là hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng triệt để môi trường không gian mạng để tổ chức chống phá với luận điệu xuyên tạc, chia rẽ nội bộ, tung tin… nhằm khiến Nhân dân mất lòng tin vào sự chỉ đạo, lãnh đạo của chính quyền TP.
Trong báo cáo tổng kết giữa nhiệm kỳ của BCH Đảng bộ TP đã chỉ ra 13 tồn tại, yếu kém trong phát triển kinh tế, 26 yếu kém trong quy hoạch, phát triển hạ tầng, 17 yếu kém trong lĩnh vực văn hóa xã hội, 9 yếu kém trong vấn đề cải cách hành chính, 11 yếu kém trong quốc phòng an ninh… Trong thời gian tới, UBND TP Hà Nội sẽ xây dựng những kế hoạch khắc phục cụ thể kết hợp với 19 kế hoạch để khắc phục 23 yếu kém Đảng bộ TP đã kiểm điểm vào tháng 12/2016. Trên cơ sở đó, trong thời gian tới TP sẽ triển khai kế hoạch khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả quản lý công việc.
Các việc nóng được ưu tiên giải quyết
Bên cạnh đó, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cũng nêu ra một số biện pháp, giải pháp thực hiện như: TP thực hiện nghiêm túc và đồng bộ những chỉ đạo của T.Ư, Quốc hội, chủ trương từ Đảng, Chính phủ, Nghị quyết của Thành ủy, HĐND, đồng thời, đổi mới từ công tác lãnh đạo tới khâu tổ chức thực hiện.
Với phương châm binh tĩnh, kiên trì và quyết liệt các công việc được triển khai ngay từ ngày đầu, tháng đầu, các chương trình kế hoạch được triển khai sớm hơn ngay sau Đại hội Đảng bộ TP và Đại hội Đảng toàn quốc và các chỉ đạo của T.Ư và chính phủ, để cụ thể hóa các chỉ đạo của T.Ư, Quốc hội và Chính phủ.
Các việc nóng được ưu tiên giải quyết trên cơ sở nghiên cứu kỹ, đánh giá sát thực tế, các nhu cầu nguyện vọng của Nhân dân, DN, cán bộ công chức để xây dựng các kế hoạch triển khai quyết liệt, chủ động đề xuất một số chỉ tiêu cao hơn so với chỉ tiêu của Đại hội. Điển hình như chỉ tiêu CPI, chỉ số CCHC, chỉ tiêu cấp nước sạch nông thôn, xây dung nhà ở cho người có công, xây dựng sửa chữa nhà ở cho người nghèo, chỉ tiêu số giường bệnh từ 23 lên 26,5 giuờng bệnh/1 vạn dân, danh mục các dự án trọng điểm, xử lý ô nhiễm trên các ao hồ, mở rộng và thu bảo hiểm y tế, tăng nguồn đầu tư qua ngan hàng chính sách để cho vay tạo việc làm.
Chủ động xây dựng một số kế hoạch để giải quyết các vấn đề nóng, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của Nhân dân, tập trung nguồn lực giải quyết đất dịch vụ cho người dân, các chính sách cho người dân tại các vùng bị ảnh hưởng…
Đề xuất một số cơ chế xã hội hóa nguồn lực giảm áp lực từ những nguồn vốn đầu tư công, đề xuất xã hội hóa việc hạ ngầm các cáp viễn thông, xã hội hóa cơ chế đặt hàng xây dựng nhà ở tái định cư, đề xuất cơ chế trả nhà bằng tiền cho các hộ dân tái định cư, giúp tăng lên các nguồn lực.
Phân cấp mạnh mẽ cho các quận, huyện, giám đốc sở ngành thực hiện các nhiệm vụ của TP, ủy quyền cho các giám đốc sở liên quan tới việc thực hiện một số nhiệm vụ của Chủ tịch TP.
Đề xuất Chính phủ, HĐND TP có cơ chế chính sách, nâng cấp công tác, đưa công tác lên thanh tra cho các quận, huyện, đưa việc cắt tỉa và trồng mới cây xanh vào nhiệm vụ, công tác thủy lợi vào trong các công ty thủy lợi, nhằm khắc phục những vụ việc manh mún thiếu chuyên nghiệp của các hợp tác xã.
Xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích khởi nghiệp
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đưa ra 5 đề xuất tới HĐND TP để tạo điều kiện, nền tảng, căn cứ pháp lý với mục tiêu xây dựng đô thị xanh, bền vững. 

Theo Chủ tịch, hiện nay, qua thống kê cho thấy việc sử dụng năng lượng của TP rất lớn. Hiện nay trên thế giới đã đưa ra nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng. Do đó, trong thời gian tới Ban Cán sự Đảng UBND TP sẽ xây dựng một chương trình tiết kiệm năng lượng và đưa ra báo cáo Thành ủy, trình HĐND TP.

Thứ hai là vấn đề sử dụng năng lượng và nguyên vật liệu tái tạo, theo Chủ tịch, thời gian qua TP đã đưa vào sử dụng công nghệ nghiền các chất thải rắn, UBND TP đề xuất xây dựng nghị quyết yêu cầu các công trình phá dỡ trên địa bàn TP áp dụng biện pháp này.
Thứ ba là xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích khởi nghiệp, sáng tạo. Bởi hiện tại, Hà Nội có cổng thông tin hệ sinh thái khởi nghiệp Startupcity.vn từ ngày 10/10/2017. Cho tới nay trên 800 DN tham gia hệ sinh thái này. Tuy nhiên chúng ta cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa để TP hướng tới trở thành một trung tâm khởi nghiệp theo định hướng chỉ đạo của chính phủ.
Thứ tư, đưa vào ứng dụng CNTT, đào tạo ngoại ngữ trong trường học. Theo Chủ tịch, thời gian gần đây, Singapore và một số quốc gia đã bắt đầu đưa công nghệ 3D, công nghệ thực tế ảo vào dạy học. Nếu áp dụng thành công, trong 10-15 năm tới chúng ta sẽ có một thế hệ nguồn nhân lực nắm chắc được một trong những công nghê quan trọng của ngành CMCN 4.0.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng đề xuất xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung. Hiện nay trên địa bàn TP đã có nhà máy giết mổ quy mô trên 15.000 con gà dây chuyền tự động tại Chương Mỹ. Hà Nội cần phát huy và phát triển hơn nữa để tạo ra các chuỗi cung ứng về nguyên liệu chăn nuôi nông, lâm thủy sản, cây trồng…

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần