Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Lan tỏa tình yêu giáo dục STEM đến học sinh toàn thành phố

Kinhtedothi-Ngày 25/11, tại Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam diễn ra Ngày hội Công nghệ thông tin và STEM cụm Thanh Xuân-Cầu Giấy với chủ đề: “Chuyển đổi số - Giáo dục STEM: Nền tảng cho giáo dục thông minh”. Tham dự ngày hội có Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và lãnh đạo các đơn vị.

Một trong những nhiệm vụ năm học 2023 – 2024 là đẩy mạnh chuyển đổi số trong quá trình dạy và học; do đó việc tổ chức hiệu quả các hoạt động giáo dục STEM nhằm thực hiện mục tiêu của Chương trình GDPT 2018.

Đứng trước cơ hội và thách thức của giáo dục STEM, giáo viên các nhà trường tại Hà Nội luôn trăn trở việc làm thế nào để khơi gợi và lan tỏa đam mê về giáo dục STEM trong cộng đồng học sinh; trao cơ hội cho các em; tạo sân chơi bổ ích để ứng dụng CNTT vào giải quyết vấn đề thực tiễn, gắn liền với hoạt động của học sinh…

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ về công tác chuyển đổi số và giáo dục STEM trong ngày hội
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ về công tác chuyển đổi số và giáo dục STEM trong ngày hội

Phát biểu tại ngày hội, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Chính phủ đã phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và trong quá trình triển khai thực hiện, Bộ TT&TT luôn dành sự ưu tiên hàng đầu cho chuyển đổi số trong giáo dục….

Nói về tầm quan trọng của CNTT và chuyển đổi số, Bộ trưởng TT&TT nhấn mạnh: Trong thế giới hiện nay, mỗi người thành thạo nhiều ngôn ngữ khác nhau, trong đó cần 3 ngôn ngữ chính, đó là ngôn ngữ mẹ đẻ, ngôn ngữ hợp tác quốc tế và ngôn ngữ IT (ngôn ngữ lập trình).

Chuyển đổi số là vấn đề có ý nghĩa lớn trong cuộc sống của chúng ta…. Chúng ta nghe nhiều sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp bán dẫn và để phát triển nó thì nền tảng là giáo dục STEM, nói cách khác giáo dục STEM tạo nguồn nhân lực cho các ngành công nghệ ứng dụng, công nghiệp bán dẫn.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, với tình yêu và sự tiếp xúc sớm với giáo dục STEM, học sinh hoàn toàn có thể tạo sản phẩm STEM ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Các trường có thể có phòng thí nghiệm, thực hành STEM để học sinh nghiên cứu, tạo ra sản phẩm và phát triển hợp tác với DN. Các em học sinh nên có giấc mơ lớn bắt đầu bằng công việc hàng ngày để tạo ra kết quả vĩ đại…”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhắn nhủ.

Học sinh hào hứng trải nghiệm các sản phẩm STEM
Học sinh hào hứng trải nghiệm các sản phẩm STEM

Trong khuôn khổ ngày hội cũng diễn ra hội thảo “Chuyển đổi số - giáo dục STEM - nền tảng của giáo dục thông minh” do Cục trưởng Cục CNTT (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Sơn Hải và nhà giáo Đào Thị Hồng Quyên - giáo viên đạt giải thưởng tỏa sáng sức mạnh tri thức của UNESCO về giáo dục STEM trình bày; triển lãm, trải nghiệm các sản phẩm CNTT – STEM – Robot của các nhà trường và đối tác; phần thi kỹ năng CNTT của giáo viên - nhân viên; gian trưng bày bài giảng điện tử và sản phẩm CNTT....

Theo nhà giáo Trần Thùy Dương, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hà Nội -  Amsterdam, các sản phẩm CNTT, Robot, STEM của các nhà trường được trưng bày trong ngày hội nhắm minh chứng: Giáo dục STEM không chỉ dừng lại ở lý thuyết mà hoàn toàn có tính ứng dụng thực tiễn khi tình yêu khoa học của học sinh được thắp sáng, tinh thần sáng tạo của học sinh được khuyến khích, năng lực tư duy khoa học của học sinh được tạo dựng và phát triển. Những trải nghiệm sẽ là cơ hội giao lưu để tinh thần giáo dục STEM của cụm nói riêng và toàn ngành giáo dục nói chung được kết nối và  lan tỏa mạnh mẽ.

Quận Hai Bà Trưng: Triển khai Đề án 06/CP giúp tạo đột phá chuyển đổi số

Quận Hai Bà Trưng: Triển khai Đề án 06/CP giúp tạo đột phá chuyển đổi số

Lan toả chuyển đổi số tới từng người dân

Lan toả chuyển đổi số tới từng người dân

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

25 Jun, 04:45 AM

Kinhtedothi - Vấn đề dạy thêm, học thêm (DTHT) một lần nữa làm nóng tại nghị trường Quốc hội. Đề cập giải pháp quản lý hoạt động này, Bộ GD&ĐT tiếp tục nêu đề xuất đưa dạy thêm trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dư luận đồng thuận cho rằng phải quản lý tốt việc DTHT tránh tràn lan, gây hệ lụy lâu dài cho xã hội và nâng cao chất lượng giáo dục

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

24 Jun, 05:45 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi vào lớp 10 hàng năm áp lực, căng thẳng, được đánh giá là "khó hơn thi vào đại học". Vậy nên, dư luận, phụ huynh, học sinh đều bày tỏ sự đồng tình rất lớn với đề xuất của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về việc xem xét bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề để sớm chấm dứt kỳ thi kinh hoàng vào lớp 10.

Để chính sách đi đường dài

Để chính sách đi đường dài

18 Jun, 06:04 AM

Kinhtedothi - Chính sách miễn, hỗ trợ học phí là bước tiến dài trên hành trình bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục công bằng, toàn diện cho mọi người dân. Vui mừng, háo hức, muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện là điều ai cũng muốn nhưng vẫn còn đó không ít trăn trở, đòi hỏi phải có sự cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.

Nhân văn và công bằng

Nhân văn và công bằng

13 Jun, 04:37 AM

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội dự kiến chi hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học cả công lập và tư thục trong năm học 2025 - 2026. Chính sách này không chỉ thể hiện sự quan tâm thiết thực của TP đối với học sinh mà còn nhận được sự đồng thuận từ đông đảo phụ huynh và Nhân dân Thủ đô.

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

28 May, 05:39 AM

Kinhtedothi - Chia sẻ với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trần Thanh Bình đánh giá, Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực, đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều điều kiện, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ