Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Mùng 4 Tết, nông dân tích cực xuống đồng sản xuất vụ Xuân

Kinhtedothi - Sau những ngày vui Xuân đón Tết Giáp Thìn, bà con nông dân nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội đã tích cực xuống đồng sản xuất vụ Xuân 2024, với mong ước về một vụ mùa bội thu.

Vụ Xuân 2024, toàn TP dự kiến gieo cấy gần 80.000ha lúa. Huyện Sóc Sơn là một trong những địa phương có diện tích cấy lúa vụ Xuân lớn nhất. Cũng bởi vậy, ngay từ mùng 4 Tết, bà con đã tích cực xuống đồng làm đất.

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, tính đến ngày 13/2/2024 (tức mùng 4 Tết Giáp Thìn), đã có hơn 62% diện tích gieo cấy vụ Xuân được cấp đủ nước.

Những diện tích mạ được bà con chuẩn bị từ trong Tết. Mạ được che chắn bởi ni-lon. Nhờ đó, ngay kỳ nghỉ Tết, mạ đã sẵn sàng để bà con tiến hành gieo cấy.

Những năm gần đây, cơ giới hoá được ứng dụng rộng rãi giúp việc làm đất của bà con thuận lợi.

Cơ giới hoá trong gieo cấy cũng được người dân sử dụng nhiều. Tuy nhiên, tại những vùng canh tác chưa tập trung hoặc chân ruộng cao, bà con vẫn phải cấy bằng tay.

Cùng với cây lúa, bà con nhiều vùng canh tác rau như tại các huyện Hoài Đức, Mê Linh... cũng tất bật bắt tay vào vụ mới.

Song song với vào vụ Xuân mới, bà con nông dân tranh thủ thu hoạch lứa rau trong Tết, đáp ứng nhu cầu của người dân sau những ngày Tết Giáp Thìn.

Hà Nội đang tích cực tuyên truyền, vận động bà con xuống đồng sản xuất, phấn đấu hoàn thành gieo cấy lúa Xuân trong tháng 2/2024.

Hà Nội: Dồn sức chống hạn vụ Xuân

Hà Nội: Dồn sức chống hạn vụ Xuân

Để Hà Nội không thiếu nước sản xuất vụ Xuân

Để Hà Nội không thiếu nước sản xuất vụ Xuân

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ