Hà Nội nâng mức tặng quà Tết lên 2 triệu đồng cho nhiều đối tượng
UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 329/KH-UBND ngày 16/12/2022 Tặng quà tới các đối tượng hưởng chính sách, người có công; người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; hộ nghèo; hộ cận nghèo; đối tượng bảo trợ xã hội; người cao tuổi; công nhân viên chức lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; nữ cựu thanh niên xung phong có hoàn cảnh khó khăn; thăm hỏi tặng qùa các tổ chức, cá nhân tiêu biểu, đơn vị thực hiện chính sách nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Trong đó, có nhiều đối tượng được nâng mức quà Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 lên gấp hai lần so với dịp Tết năm trước.

Cụ thể, TP Hà Nội nâng mức quà từ 1.000.000 đồng/người lên mức 2.000.000 đồng/người, áp dụng đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến, thương binh, thương binh loại B, người hưởng chính sách như thương binh tổn thương cơ thể từ 21% trở lên; bệnh binh tổn thương cơ thể từ 41% trở lên; thương bệnh binh của TP Hà Nội hiện đang được nuôi dưỡng tại 7 trung tâm thuộc các tỉnh liền kề.
TP Hà Nội cũng nâng mức quà từ 1.000.000 đồng/người lên mức 2.000.000 đồng/người, đối với các đối tượng là người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 (Lão thành cách mạng); người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 (Tiền khởi nghĩa); Người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng (trường hợp người đứng tên trong gia đình được tặng kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” đã mất thì đại diện vợ, chồng, con được nhận); đại diện thân nhân của liệt sĩ (bố, mẹ, vợ, chồng, con, người có công nuôi); thanh niên xung phong đang hưởng trợ cấp hàng tháng; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày.
UBND TP Hà Nội nâng mức quà từ 500.000 đồng/người lên mức 1.000.000 đồng/người các đối tượng khác, bao gồm: Con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hàng tháng; con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học của TP Hà Nội đang được nuôi dưỡng tại 7 trung tâm thuộc các tỉnh liền kề; đại diện thờ cúng liệt sĩ (1 liệt sĩ/1 suất quà); quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 đang hưởng trợ cấp hàng tháng; cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 đang hưởng trợ cấp hàng tháng; người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 9/11/2011 đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
Nữ cựu thanh niên xung phong có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (cô đơn, không hưởng trợ cấp hằng tháng) được nâng mức quà từ 500.000 đồng/người lên mức 1.000.000 đồng/người.
Hộ nghèo được nâng mức quà từ 300.000 đồng/hộ lên mức 500.000 đồng/hộ.

Thêm nhiều người có công được đi điều dưỡng, hỗ trợ tiền khám sức khỏe
Kinhtedothi – Các đối tượng người có công với cách mạng theo quy định của TP Hà Nội được đi điều dưỡng mỗi năm một lần và nhận hỗ trợ tiền khám sức khỏe 1.000.000 đồng/người/năm.

Hà Nội đơn giản hóa thủ tục cấp phép lao động là người nước ngoài
Kinhtedothi – Sở LĐTB&XH Hà Nội đã thực hiện tốt công tác thẩm định, chấp thuận vị trí việc làm của người nước ngoài lao động tại Việt Nam. Kết quả đã có 10.223 lượt DN được chấp thuận tuyển dụng 14.774 vị trí là người lao động nước ngoài.

Gần 2.000 việc làm bán thời gian dành cho học sinh, sinh viên, người lao động
Kinhtedothi – Tại Phiên Giao dịch việc làm (GDVL) chuyên đề Việc làm bán thời gian, các DN tuyển dụng gần 2.000 chỉ tiêu, mức lương 3 – 8 triệu đồng/tháng, ca 4 tiếng. Nhiều học sinh, sinh viên đã tìm được việc làm và trải nghiệm các vị trí công việc phù hợp với ngành đang học.