Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: ngăn chặn vụ giả danh Công an nhằm chiếm đoạt 500 triệu đồng

Kinhtedothi - Ngày 13/12, Công an TP Hà Nội thông tin, Công an phường Khương Trung, quận Thanh Xuân đã phối hợp với Ngân hàng Bắc Á, kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo, giả danh là Công an nhằm chiếm đoạt số tiền 500 triệu đồng.
Công an phường đã phối hợp với Ngân hàng Bắc Á bàn giao tài sản cho gia đình ông Đ  

Theo đó, khoảng 15h ngày 11/12/2024, Công an phường Khương Trung nhận được tin báo của Ngân hàng Bắc Á (chi nhánh tại số 337 Trường Chinh, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân) về việc có một cụ ông đến rút tiền có nhiều biểu hiện hoang mang, lo sợ, nghi vấn bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngay sau khi nắm được thông tin, Ban chỉ huy Công an quận Thanh Xuân đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ cùng Công an phường Khương Trung đến trụ sở của Ngân hàng xác minh sự việc. Qua xác minh, cụ ông đến rút tiền là N.M.Đ (SN 1950, HKTT: Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội).

Bước đầu, ông Đ trao đổi đến ngân hàng rút tiền để cho con gái xây nhà. Tuy nhiên, sau khi được cán bộ Công an phường Khương Trung động viên, giải thích, tuyên truyền về các hình thức lừa đảo, ông Đ thừa nhận bản thân đang bị đối tượng giả danh cơ quan Công an thao túng tâm lý.

Theo đó, vào sáng 11/12/2024, ông Đ nhận được điện thoại của một đối tượng tự xưng là cán bộ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm thông báo ông liên quan đến vụ việc lừa đảo ngân hàng. Đối tượng yêu cầu ông đến ngân hàng rút toàn bộ số tiền trong sổ tiết kiệm và chuyển vào số tài khoản do đối tượng cung cấp. Quá trình nói chuyện, đối tượng đe doạ ông Đức phải tuyệt đối giữ bí mật về cuộc nói chuyện cũng như nội dung đã trao đổi, không được nói với ai, giữ bí mật và không được khai báo lý do rút tiền.

Công an phường đã phối hợp với Ngân hàng Bắc Á dừng tất cả các giao dịch của ông Đ tại ngân hàng, đồng thời liện hệ với gia đình đến nhận lại tài sản và đưa ông về nhà.

Qua đây, Công an TP Hà Nội đề nghị người dân cần cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu nhất là đối với những người lớn tuổi. Để làm việc với người dân, cơ quan Công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua Công an địa phương; tuyệt đối không gọi điện yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đắk Lắk: giết người do mâu thuẫn trên bàn nhậu

Đắk Lắk: giết người do mâu thuẫn trên bàn nhậu

21 May, 07:28 PM

Kinhtedothi- Ngày 21/5, TAND tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Y Yôp Byă (SN 1994, trú tại thôn 2A, xã Ea Siên, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) về tội “Giết người”.

Lạng Sơn: tạm giữ 1.500 kg chân gà không rõ nguồn gốc

Lạng Sơn: tạm giữ 1.500 kg chân gà không rõ nguồn gốc

21 May, 06:31 PM

Kinhtedothi-Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Lạng Sơn vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát Kinh tế (PC03) Công an tỉnh phát hiện và tạm giữ 1.500 kg chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ vận chuyển trên xe ô tô tải tại địa bàn huyện Cao Lộc.

Sức khỏe không phải để đánh đổi: cần pháp lý đủ mạnh, đủ sâu

Sức khỏe không phải để đánh đổi: cần pháp lý đủ mạnh, đủ sâu

21 May, 03:41 PM

Kinhtedothi - Liên tiếp trong thời gian gần đây, nhiều vụ việc liên quan đến sữa giả, thuốc giả, thiết bị y tế kém chất lượng và thực phẩm chức năng giả được phát hiện tại một số nhà thuốc và bệnh viện đã đặt ra những vấn đề pháp lý và quản trị cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc. Dưới góc độ pháp luật, đây không chỉ là hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng mà còn là dấu hiệu vi phạm quy định bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ và chặt chẽ hơn của hệ thống pháp luật và các chủ thể có liên quan.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ