Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Nhân rộng những vùng hoa ven đô

Kinhtedothi - Cùng với rau màu, hoa được xác định là sản phẩm chủ lực thuộc lĩnh vực trồng trọt của Hà Nội. Dự kiến, đến năm 2025, diện tích canh tác hoa toàn TP đạt khoảng 9.000ha.

Nằm ở phía Bắc Thủ đô, huyện Mê Linh được xem là thủ phủ hoa lớn nhất của Hà Nội. Vựa hoa nơi đây cung ứng cho thị trường hàng triệu bông mỗi vụ. Không chỉ cung cấp nguồn hoa lớn, nông dân địa phương còn canh tác đa dạng chủng loại, trong đó nhiều nhất là hoa hồng, hoa cúc, hoa ly, hoa đồng tiền và các loại hoa chậu cảnh…

Cùng với huyện Mê Linh, 3 huyện khác gồm: Đan Phượng, Phúc Thọ, Thạch Thất cũng là những vùng chuyên canh hoa lớn của Hà Nội. Hoa được bà con trồng tại những vùng chuyên canh tập trung sau dồn điền đổi thửa, và chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả nhằm nâng cao giá trị kinh tế nông nghiệp.

Bà con nông dân thu hoạch hoa trên cánh đồng xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh. Ảnh: Lâm Nguyễn.

Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, thống kê toàn TP hiện có khoảng 3.000ha trồng hoa các loại, tập trung chủ yếu tại những địa phương ven đô. Ngoài 4 huyện trọng điểm kể trên, diện tích trồng hoa rải rác cũng được ghi nhận tại các huyện: Sóc Sơn, Gia Lâm, Thường Tín và thị xã Sơn Tây…

Một trong những vấn đề cần quan tâm hiện nay, theo ông Nguyễn Văn Chí là Hà Nội vẫn còn tương đối ít những mô hình trồng hoa ứng dụng công nghệ cao quy mô lớn từ 20ha trở lên. Thực tế một số mô hình đã xuất hiện tại các huyện Đan Phượng, Mê Linh, Thạch Thất, Hoài Đức, tuy nhiên con số này còn hết sức khiêm tốn.

Theo định hướng cơ cấu lại ngành trồng trọt đến năm 2025, Hà Nội phấn đấu sẽ phát triển từ 8.000 - 9.000ha hoa các loại. Trong đó, diện tích trồng hoa ứng dụng công nghệ cao đạt từ 500 - 700ha. Hà Nội cũng sẽ phát triển vùng hoa theo hướng tăng tưởng bền vững, chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái.

Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ, để gia tăng hiệu quả kinh tế từ ngành hàng hoa - cây cảnh, bên cạnh chú trọng sử dụng giống mới chất lượng, thời gian tới TP sẽ tăng cường liên kết giữa các hình thức kinh tế hợp tác nông hộ với doanh nghiệp. Hình thành các vùng sản xuất - tiêu thụ hoa, cây cảnh kết hợp du lịch sinh thái. Đồng thời duy trì thương hiệu, nhãn hiệu của những vùng hoa truyền thống.

Trong định hướng phát triển đến năm 2025, Hà Nội cũng sẽ chuyển đổi dần những diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng hoa, cây cảnh. Khai thác nhằm tạo sinh kế và phát huy hiệu quả đất bãi ven sông để tập trung phát triển hoa, cây cảnh, cây công trình theo hướng trang trại gắn với du lịch trải nghiệm...

Hà Nội: Phát triển nông nghiệp hàng hóa bền vững

Hà Nội: Phát triển nông nghiệp hàng hóa bền vững

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Hà Nội tổ chức 70 lớp tập huấn phòng, chống bệnh dại

Hà Nội tổ chức 70 lớp tập huấn phòng, chống bệnh dại

30 Mar, 06:23 PM

Kinhtedothi – Từ ngày 15/3 – 11/4, Chi cục Chăn nuôi, thủy sản và Thú y Hà Nội (Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội) tổ chức 70 lớp tập huấn, tuyên truyền các biện pháp phòng, chống bệnh Dại ở động vật tại huyện Gia Lâm, Ba Vì, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ