Hà Nội: Nhiều diện tích trồng lúa “nói không” với thuốc bảo vệ thực vật
Để khuyến khích nông dân phát triển sản xuất an toàn, bền vững, riêng năm 2021, ngành nông nghiệp Hà Nội tổ chức hàng trăm lớp huấn luyện nông dân nòng cốt, xây dựng các mô hình đẩy mạnh thực hiện ứng dụng IPM trên cây trồng tại nhiều địa phương theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội Lê Xuân Trường cho biết, giai đoạn 2016 - 2021, Hà Nội lồng ghép triển khai nhiều hoạt động thuộc chương trình IPM, tổ chức các lớp huấn luyện nông dân IPM trên cây lúa, rau, chè… Các hoạt động đào tạo, tập huấn chú trọng vào nội dung thiết thực theo nhu cầu của người học và yêu cầu thực tiễn sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
Qua thực hiện chương trình cho thấy, các mô hình IPM trên lúa, rau, chè, cây ăn quả giúp nông dân giảm 15 - 30% lượng giống, 25 - 35% thuốc hóa học, 15 - 25% phân bón vô cơ; năng suất tăng 15 - 22,5%. Bên cạnh đó, với phương pháp chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật bằng hình thức “cầm tay, chỉ việc”, người dân được trực tiếp học và thực hành ngay trên đồng ruộng.
Cụ thể, hiện có tới 90% diện tích đất trồng lúa ở Hà Nội được áp dụng IPM, giúp giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo đảm chất lượng nông sản, bảo tồn thiên địch theo nguyên tắc của chương trình IPM.
Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Mạnh Phương, chương trình IPM được triển khai ở Hà Nội từ những năm 90 của thế kỷ trước. Sau đào tạo kiến thức IPM cho nông dân nòng cốt tại các địa phương, lực lượng này tích cực tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng, làng xóm cùng thực hiện.
Nhờ linh hoạt trong triển khai, Hà Nội đã làm tốt chương trình này so với vùng Đồng bằng sông Hồng. Bình quân, vùng Đồng bằng sông Hồng dùng 1,5 - 1,8kg thuốc bảo vệ thực vật cho 1 ha canh tác, thì Hà Nội chỉ dưới 1kg/ha hoặc không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học trên cây lúa. Thời gian tới, Hà Nội tập trung phát triển các loại cây trồng chủ lực như: Lúa, rau màu, hoa… và tiếp tục coi IPM là một trong những mục tiêu chính trong lĩnh vực nông nghiệp.
Nông nghiệp Hà Nội phấn đấu đạt mức tăng trưởng 3%
Kinhtedothi - Năm 2021, dù đối diện với nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, diễn biến thời tiết cực đoan, biến đổi khí hậu, song ngành nông nghiệp Hà Nội vẫn đạt mức tăng trưởng khá cao, góp phần quan trọng vào phục hồi, ổn định sản xuất.

Nông nghiệp Hà Nội tăng tốc sản xuất ngay từ đầu năm
Kinhtedothi - Thời điểm này, các hợp tác xã, trang trại, nông hộ trên địa bàn TP Hà Nội đang đẩy mạnh sản xuất để bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho thị trường. Đây là tín hiệu lạc quan về một năm mới bội thu, nông sản được mùa, được giá.

Hà Nội: Chuyện từ những nông trại công nghệ cao đầu tư tiền "khủng"
Kinhtedothi - Với mục tiêu tạo đột phá cho nông nghiệp Thủ đô trong giai đoạn mới, Hà Nội tiếp tục phát huy tiềm năng, nhân rộng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC), đặc biệt là tăng cường thu hút DN đầu tư vào lĩnh vực này.