Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Rà soát lấy mẫu xét nghiệm 100% đối tượng có triệu chứng nghi ngờ Covid-19

Kinhtedothi - Sở Y tế Hà Nội đã có công văn về việc xét nghiệm và một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 khi thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội.
 Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân trên địa bàn Hà Nội.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế tại Công điện số 1409/CĐ-BYT ngày 15/9/2021 về việc xét nghiệm và một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 khi thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội. Để tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP, Sở Y tế đề nghị:
Trung tâm Y tế (TTYT) các quận, huyện, thị xã căn cứ trên chức năng, nhiệm vụ được giao, căn cứ trên các chỉ đạo của TP, Sở Y tế và dựa trên tình hình dịch bệnh diễn biến tại địa phương, đơn vị nghiên cứu thực hiện các nội dung tại Công điện số 1409/CĐ-BYT ngày 15/9/2021 của Bộ Y tế đồng thời tham mưu cho UBND quận, huyện, thị xã các biện pháp phòng chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ.
TTYT phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác lấy mẫu xét nghiệm đúng đối tượng, đặc biệt rà soát lấy mẫu 100% các đối tượng có các triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19 như ho, sốt, rát họng, mệt mỏi, mất hoặc giảm khứu giác, vị giác.... Các đơn vị thực hiện rà soát đúng khu vực, đúng tần suất theo chỉ đạo của Bộ Y tế và các chỉ đạo của TP, Sở Y tế, thực hiện công tác lấy mẫu xét nghiệm đảm bảo an toàn phòng chống dịch, không để lây nhiễm chéo trong quá trình lấy mẫu.
Các bệnh viện trong và ngoài công lập quyết liệt thực hiện công tác giám sát đối với người bệnh có triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19, người đến từ các vùng có dịch hoặc có các yếu tố dịch tễ nguy cơ khác khi tới khám, điều trị, làm việc tại đon vị. Bệnh viện nghiêm túc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch tại đơn vị theo quy định của Bộ Y tế và TP.
Sở Y tế giao Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội là đầu mối về chuyên môn, thực hiện hướng dẫn về chuyên môn trong công tác phòng chống dịch trên địa bàn TP. Các đơn vị quyết liệt đôn đốc, chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát đơn vị trong ngành thực hiện nội dung trên, kịp thời báo cáo kết quả về Sở Y tế, UBND quận, huyện, thị xã để kịp thời chấn chỉnh, đôn đốc, biểu dương kết quả thực hiện của các đơn vị. 
Sở Y tế Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn. Phân công lực lượng đảm bảo an ninh trật tự, hướng dẫn người dân thực hiện quy định về an toàn phòng, chống dịch. Thành lập, triển khai các trạm y tế lưu động tại các xã phường, thị trấn có có nguy cơ rất cao. Huy động sự tham gia của các cấp ủy Đảng, chính quyền, lực lượng địa phương như: Tổ Covid-19 cộng đồng, tổ trưởng dân phố/cụm dân cư, trưởng thôn/xóm, tổ chức đoàn thể trong công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại nơi làm việc, nơi cư trú.
Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Quốc khánh 2/9

Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Quốc khánh 2/9

07 Jul, 04:17 PM

Kinhtedothi - Thống kê của Sở Y tế Hà Nội cho thấy, trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2025, toàn TP đã thành lập 609 đoàn kiểm tra, trong đó, tuyến TP 15 đoàn; 45 đoàn tuyến quận, huyện; 549 đoàn tuyến xã, phường.

Phòng tránh bệnh liên cầu khuẩn:  Người dân tuyệt đối không ăn tiết canh sống

Phòng tránh bệnh liên cầu khuẩn:  Người dân tuyệt đối không ăn tiết canh sống

07 Jul, 08:33 AM

Kinhtedothi - Bệnh liên cầu khuẩn lợn hiện chưa có vaccine phòng ngừa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những di chứng nặng nề. Chuyên gia y tế khuyến cáo, chăm sóc sức khỏe, phòng tránh nhiễm trùng và điều trị kịp thời để ngăn chặn sự lan truyền của liên cầu khuẩn và giảm thiểu nguy cơ bệnh lý.

Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

05 Jul, 04:21 PM

Kinhtedothi - Thông tư 26/2025/TT-BYT Bộ Y tế ban hành không chỉ bổ sung các trường thông tin bắt buộc trong đơn thuốc mà còn đưa ra quy định cụ thể về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời gian sử dụng. Thay đổi kỹ thuật nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn với người bệnh.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ