Theo đó, ngay trong tháng 8/2014, Sở Xây dựng phải đưa các công trình này vào sử dụng, vận hành và khai thác phục vụ nhu cầu nhà ở năm học mới của sinh viên. Để đẩy nhanh hoàn thiện các dự án này, Hà Nội cũng yêu cầu Sở Tài chính bố trí nguồn vốn trái phiếu chính phủ còn thiếu để hoàn thiện dự án.
Dự kiến, sau khi đưa vào sử dụng, khu nhà ở Mỹ Đình II sẽ cung cấp 7.400 chỗ ở cho học sinh, sinh viên. Trong khi dự án Pháp Vân - Tứ Hiệp sẽ cung cấp chỗ ở cho 10.500 sinh viên.
Ảnh minh họa.
|
Đối với các trường Đại học Lâm Nghiệp, Đại học Điện Lực, Đại học Sư Phạm Hà Nội, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh được giao làm chủ đầu tư dự án nhà ở sinh viên trong khuôn viên các trường làm việc với Bộ chủ quản, đề xuất phương án bố trí nguồn vốn bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ còn thiếu, sớm hoàn thiện đưa dự án vào sử dụng.
Trước đó, ngày 30/7, UBND TP.Hà Nội đã rà soát tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn TP. Theo đó, hàng loạt dự án nhà ở sinh viên đang đứng trước nguy cơ không thể đưa vào sử dụng trong năm học tới vì gặp khó khăn về vốn.
Hiện TP có 6 dự án nhà ở sinh viên đang triển khai, trong đó có 2 dự án đầu tư xây dựng khu ký túc xá tập trung (Mỹ Đình 2 và Pháp Vân - Tứ Hiệp) do TP đầu tư. 4 dự án khác nằm trong khuôn viên các trường được đầu tư bằng vốn trái phiếu Chính phủ và nguồn vốn ngân sách TP.
Tất cả các dự án này đều chậm so với tiến độ dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hiện nay, việc xây dựng tại các dự án đã cơ bản hoàn thành, đang bước vào khâu hoàn thiện. Tuy nhiên, khó khăn chung của các dự án nhà ở cho sinh viên đều nằm ở nguồn vốn. Nếu không bố trí kịp, các dự án này có thể không kịp đưa vào sử dụng trong năm học tới.