Kinhtedothi - Thành phố đã chốt kế hoạch thông xe tuyến đường Vành đai 2 trên cao đoạn từ Ngã Tư Sở tới cầu Vĩnh Tuy, kết hợp với mở rộng theo quy hoạch phần đi bằng đoạn từ Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Vọng theo hình thức hợp đồng BT vào ngày 11/1 tới.
Hà Nội sẽ thông xe tuyến đường Vành đai 2 trên cao vào ngày 11/1/2023.
Dự án đường Vành đai 2 trên cao đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở, bao gồm cả tuyến đường bộ trên cao và phần mở rộng dưới thấp, có tổng vốn đầu tư hơn 9.400 tỷ đồng. Trong đó, đoạn tuyến Vành đai 2 trên cao có chiều dài hơn 5km, điểm đầu tiếp giáp phía Nam cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối tiếp giáp với nút giao Ngã Tư Sở. Phần dưới thấp dài trên 3 km, điểm đầu kết nối với cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối tại nút giao Ngã Tư Vọng.
Dự án nối liền 3 quận trung tâm gồm: Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, được khởi công từ năm 2018. Trong thời gian thi công, dự án bị gián đoạn nhiều lần do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đến nay, dự án đã hoàn thành, sẵn sàng thông xe đưa vào khai thác phục vụ nhân dân ngay trước thềm Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Trước đó, UBND thành phố Hà Nội đã giao Sở Giao thông Vận tải Hà Nội chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương xem xét việc hoàn thiện các thủ tục để thông xe dự án đường trên cao dọc tuyến Vành đai 2 kết hợp mở rộng phần dưới thấp, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở.
Kinhtedothi - Vành đai 2 trên cao của Hà Nội sẽ thông xe vào ngày 11/1/2023; Thông xe, đưa vào khai thác tuyến tránh TP Sơn La hơn 500 tỷ đồng; Hà Nội xếp gần cuối bảng về bảo vệ môi trường; Hà Nội sẽ đầu tư phần mềm mô phỏng hoạt động giao thông...
Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội giao Sở Giao thông Vận tải Hà Nội chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan khẩn trương xem xét hoàn thiện thủ tục để thông xe dự án đường trên cao dọc tuyến Vành đai 2 kết hợp mở rộng phần dưới thấp, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở.
Kinhtedothi - Sau 4 năm thi công, dự án đường Vành đai 2 trên cao đã được chủ đầu tư, đơn vị thi công nỗ lực thực hiện. Đến thời điểm hiện tại, 98% khối lượng công việc đã được thực hiện chất lượng, an toàn và đúng tiến độ.
Kinhtedothi - Phát triển một nền công nghiệp quốc gia luôn là khát vọng chính đáng của mọi đất nước đang phát triển; tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng hiện nay, việc định hình chiến lược công nghiệp hóa cần có sự đổi mới căn bản. Đặc biệt, mục tiêu phát triển đường sắt cao tốc và đường sắt đô thị (ĐSĐT) trong tương lai là minh chứng cho việc nội địa hóa cần phải đi đôi với tính hiệu quả kinh tế, và khả năng cạnh tranh quốc tế.
Kinhtedothi - Từ ngày 4/6 đến ngày 11/6, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Thái Bình ghi nhận 293 lượt phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ bị xử lý phạt nguội.