kinhtedothi-Nhằm tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam ngành công nghiệp hỗ trợ tiếp cận công nghệ mới, từ ngày 23-25/8, trong khuôn khổ Hội chợ công nghiệp hỗ trợ Hà Nội 2023 (FBC ASEAN 2023) sẽ diễn ra sự kiện kết nối kinh doanh B2B giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp quốc tế.
FBC ASEAN 2023 là sự kiện quy tụ gần 200 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, chế biến, chế tạo, đặc biệt có gần 40 hãng mua hàng đến từ Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan … tham gia theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, với tổng số lượng nhu cầu tìm nhà cung cấp tại Việt Nam là gần 100 đơn vị.
Sự kiện này giúp cho việc giao thương tại sự kiện có trọng điểm hơn, các cuộc giao thương có thể nhanh chóng thiết lập thành các hợp đồng giao dịch ngay tại khuôn khổ sự kiện. Một số nhu cầu tìm kiếm nhà cung cấp tiêu biểu là: gia công cơ khí, khuôn mẫu, linh kiện dập, đúc, xử lý nhiệt, linh kiện điện tử, nguyên vật liệu…
Doanh nghiệp Việt Nam giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ công nghiệp hỗ trợ Hà Nội 2022. ẢNh: Hoài Nam
Trong số các nhu cầu này, cũng có nhiều lĩnh vực mà Việt Nam đang có thế mạnh, vì vậy sự kiện kỳ vọng có thể tạo ra hàng ngàn cuộc kết nối giao thương đem đến các cơ hội kinh doanh với giá trị nhiều triệu USD cho các doanh nghiệp tham gia và khách tham quan.
Sự kiện sẽ diễn ra trong 3 ngày với tổng số phiên giao thương theo lịch hẹn trước cho mỗi doanh nghiệp là 10 phiên/ngày và mở cửa miễn phí cho khách đặt lịch hẹn tham quan trước. Sau đó, sự kiện sẽ tiếp tục được diễn ra theo hình thức trực tuyến qua Zoom Meeting vào tháng 9, các đơn vị có thể đăng ký giao thương với các nhà mua tham gia online từ Nhật Bản, Thái Lan…
Chương trình được hỗ trợ kỹ thuật bởi Công ty cổ phần NC Network Việt Nam, thuộc tập đoàn NC Network Nhật Bản, có cơ sở dữ liệu thông tin của hơn 22.000 doanh nghiệp chế tạo tại các nước Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam, vì vậy đã góp phần tạo nên sức hút lớn đối với các hãng và doanh nghiệp lớn trong ngành.
Kinhtedothi - Để phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đòi hỏi cơ quan quản lý hỗ trợ doanh nghiệp các nguồn lực, nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, Chính phủ cần sớm ban hành Luật CNHT tạo cơ hội cho doanh nghiệp nâng cao mức độ tự chủ sản xuất
Kinhtedothi - Ngày 4/7, tại Hà Nội, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) và Công ty Toyota Việt Nam tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp trong nước lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ô tô nâng cao năng lực nội tại.
Kinhtedothi - Ngày 18/7, Công ty Ô tô Toyota Việt Nam và Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam vừa ký kết Biên bản ghi nhớ Dự án Hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ô tô, nhằm nâng cao năng lực và tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp.
Kinhtedothi - Theo số liệu từ Cục Thống kê công bố, tính chung cả 4 tháng đầu năm 2025, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt khoảng 7,67 triệu lượt, tăng 23,8% so cùng kỳ năm 2024.
Kinhtedothi - Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay 9/5 tại thị trường xuất khẩu tăng nhẹ 1 USD/tấn với gạo tiêu chuẩn 5%. Thị trường lượng ít, gạo các loại bình ổn, mặt hàng lúa tươi vững giá.
Kinhtedothi - 4 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 13% và nhập khẩu tăng 18,6%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 3,79 tỷ USD.
Sáng 8/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng chủ trì cuộc họp giải trình, tiếp thu ý kiến đối với Dự thảo Nghị định quy định về đăng ký doanh nghiệp.