Theo đó, TP phê duyệt chủ trương đầu tư Cụm Công nghiệp Liên Hà 2 tại xã Liên Hà với quy mô 20ha, gồm các ngành nghề hoạt động chủ yếu: Chế biến gỗ, mộc dân dụng, trạm khắc mỹ nghệ, sơn mài,... Tổng mức vốn đầu tư Cụm công nghiệp Liên Hà 2 khoảng 426,776 tỷ đồng, trong đó, vốn tự có của chủ đầu tư: 213,388 tỷ đồng (50%); Vốn huy động và vốn vay: 213,388 tỷ đồng (50%). Tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật: Từ Quý IV/ 2019 đến Quý IV/ 2021.
Thứ hai là Cụm Công nghiệp Dục Tú, xã Dục Túcó diện tích 15ha, ngành nghề hoạt động chủ yếu: Chế biến gỗ, mộc dân dụng, trạm khắc mỹ nghệ, sơn mài,... Tổng mức vốn đầu tư Cụm công nghiệp khoảng 336,78 tỷ đồng, trong đó, vốn tự có của Chủ đầu tư: 101,03 tỷ đồng (30%); Vốn huy động và vay của các tổ chức tín dụng: 235,75 tỷ đồng (70%). Tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật: Từ Quý IV/2019 đến Quý IV/2021.
Thứ ba là Cụm công nghiệp Thụy Lâm, xã Thụy Lâm có diện tích 17ha với ngành nghề hoạt động chủ yếu: Chế biến gỗ, mộc dân dụng, trạm khắc mỹ nghệ, sơn mài,... Tổng mức vốn đầu tư Cụm công nghiệp khoảng 326,243 tỷ đồng, trong đó, vốn tự có của nhà đầu tư (30%): 97.872.900.000 đồng; Vốn huy động và vốn vay (70%): 228.370.100.000 đồng. Tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật: Từ Quý IV/2019 đến Quý IV/2021.
Các ngành nghề sản xuất, kinh doanh tại 3 cụm công nghiệp được phát triển theo hướng công nghiệp sạch, phù hợp với Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp TP Hà Nội đến năm 2020, có xét đến năm 2030. Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng; kỹ thuật cụm công nghiệp và tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan.