Hà Nội: thành lập thêm 2 trường THPT công lập
Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc thành lập 2 trường THPT công lập là Trường THPT Phúc Thịnh (xã Phúc Thịnh) và THPT Đỗ Mười (phường Yên Sở).

Phối cảnh ngôi trường mới của Hà Nội. Ảnh: TL
Tại Quyết định số 3781/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về việc thành lập Trường THPT Phúc Thịnh có nêu rõ: Trường THPT Phúc Thịnh thuộc Sở GD&ĐT, đặt trụ sở tại xã Phúc Thịnh, là cơ sở giáo dục phổ thông công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và hệ thống các trường phổ thông của TP Hà Nội; có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại theo quy định.
Trường tổ chức và hoạt động theo quy định của Bộ GD&ĐT đối với trường THPT; chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Sở GD&ĐT và các cơ quan liên quan của TP.
Biên chế sự nghiệp của Trường THPT Phúc Thịnh được xác định theo Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT, trong tổng biên chế sự nghiệp của Sở GD&ĐT. Năm học 2025 - 2026 sẽ bố trí 42 biên chế viên chức, 5 chỉ tiêu lao động hợp đồng theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP để làm bảo vệ, phục vụ.
Tại Quyết định số 3782/QĐ-UBND về việc thành lập Trường THPT Đỗ Mười có nêu: Trường THPT Đỗ Mười thuộc Sở GD&ĐT Hà Nội; địa chỉ trụ sở: phường Yên Sở, TP Hà Nội.
Đây là cơ sở giáo dục phổ thông công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và mạng lưới các trường phổ thông trên địa bàn TP. Trường có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại theo quy định.
Trường được tổ chức và hoạt động tuân thủ các quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT đối với trường THPT; chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện của Sở GD&ĐT và các cơ quan có liên quan của TP.
Biên chế sự nghiệp của Trường được xác định trong tổng biên chế sự nghiệp của Sở GD&ĐT, căn cứ theo Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT. UBND TP sẽ phân bổ hàng năm theo nhu cầu thực tế.
Năm học 2025 - 2026, Sở GD&ĐT bố trí 35 biên chế viên chức và 5 chỉ tiêu lao động hợp đồng theo Nghị định 111/2022/NĐ-CP làm công tác bảo vệ, phục vụ nhằm đáp ứng nhu cầu tổ chức hoạt động và đào tạo của nhà trường.
Như vậy, 2 trường THPT Đỗ Mười và THPT Phúc Thịnh sẽ tuyển sinh từ năm học 2025 – 2026. Thông tin tuyển sinh của 2 trường dự kiến sẽ được Sở GD&ĐT Hà Nội công bố trong vài ngày tới.

Năm ngoái, có tới 63 trường THPT công lập Hà Nội tuyển bổ sung lớp 10
Kinhtedothi – Năm học 2024 - 2025, Hà Nội có tổng 63 trường tuyển bổ sung, gồm 3 trường THPT chuyên và 60 trường công lập không chuyên. Trong số 60 trường THPT công lập không chuyên tuyển bổ sung có 2 trường tuyển tràn tuyến.

Học 2 buổi/ngày với mức học phí thấp nhất, THPT Hà Đông tiếp tục tuyển sinh lớp 10
Kinhtedothi – Trường THPT Hà Đông – ngôi trường chất lượng cao, mức thu học phí thấp nhất khối tư thục Hà Nội với nhiều chính sách ưu đãi vượt trội, tiếp tục tuyển sinh lớp 10 năm học 2025 – 2026.

Hà Nội dự kiến có thêm 3 trường THPT công lập
Kinhtedothi - Ngày 3/6, thông tin tại Hội nghị hướng dẫn công tác coi thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 – 2026, đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin, Hà Nội dự kiến có thêm 3 trường THPT sẽ đi vào hoạt động.