Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Tín dụng tăng 8,3% so với năm 2020

Kinhtedothi- Tính đến hết tháng 8, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP Hà Nội đạt 2.386 nghìn tỷ đồng, tăng 1% so tháng trước và tăng 8,3% so với thời điểm kết thúc năm 2020.

Trong tổng dư nợ, dư nợ cho vay đạt 2.171 nghìn tỷ đồng, chiếm 91% trong tổng dư nợ, tăng 1,1% và tăng 9,2%. Cho vay theo kỳ hạn, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 967 nghìn tỷ đồng, tăng 1,1% so với tháng trước và 9,9% so với thời điểm kết thúc năm 2020; dư nợ trung hạn và dài hạn đạt 1.419 nghìn tỷ đồng, tăng 0,9% và tăng 7,2%.

 Ảnh minh họa.

Các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tiếp tục đẩy mạnh triển khai các biện pháp hỗ trợ cho khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19; thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, tạm thời giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản vay phù hợp quy định của NHNN và xem xét cho khách hàng vay vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Về huy động vốn đầu vào, tính đến cuối tháng 8, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn TP ước tính đạt 4.099 nghìn tỷ đồng, tăng 3,6% so với tháng trước và tăng 9,2% so với thời điểm kết thúc năm 2020. Trong đó, tiền gửi VND đạt 3.327 nghìn tỷ đồng, tăng 7,8% so với thời điểm kết thúc năm 2020; tiền gửi ngoại tệ đạt 412 nghìn tỷ đồng, tăng 0,8%; tiền gửi tiết kiệm đạt 1.520 nghìn tỷ đồng, tăng 6,1%; tiền gửi thanh toán đạt 2.219 nghìn tỷ đồng, tăng 7,5%.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề, các TCTD thực hiện các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, khách hàng bị ảnh hưởng. Ngành ngân hàng Hà Nội tích cực thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, NHNN Việt Nam và UBND TP Hà Nội.

Cụ thể, hệ thống ngân hàng và các TCTD duy trì bộ phận thường trực, đường dây nóng tiếp nhận các thông tin phản ánh của doanh nghiệp và người dân trên địa bàn, đồng thời chủ động xử lý khó khăn, vướng mắc và thông tin về chương trình, chính sách tín dụng, các giải pháp của ngành ngân hàng tới doanh nghiệp và người dân. 

Tiếp tục triển khai quyết liệt các chính sách, biện pháp cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất cho vay, tạm thời giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản vay phù hợp quy định, xem xét cho khách hàng vay mới, tiếp tục vay vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh; giảm phí các dịch vụ thanh toán để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. 

Đến nay, trên địa bàn TP, các TCTD đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho gần 58.000 khách hàng với dư nợ 74,9 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 178.000 khách hàng với dư nợ 254,2 nghìn tỷ đồng; cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/1/2020 đến nay đạt 965,5 nghìn tỷ đồng cho hơn 97.700 lượt khách hàng.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sớm thể chế hóa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân

Sớm thể chế hóa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân

09 May, 06:31 PM

Kinhtedothi - Chia sẻ tại tọa đàm "Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68-NQ/TW - Những việc cần làm ngay" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 9/5, giới chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp (DN) bày tỏ, nếu triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 68 thì có thể là bước ngoặt, đột phá trong lịch sử phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

Chi cục Thuế Khu vực I đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Chi cục Thuế Khu vực I đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

08 May, 04:39 PM

Kinhtedothi- Ngày 8/5/2025, Chi cục Thuế Khu vực I đã tổ chức hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến nhằm triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP. Đây là hoạt động quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số của ngành thuế, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh trong việc tuân thủ quy định mới, nâng cao tính minh bạch và hiệu quả quản lý tài chính.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ