Kinhtedothi - Trong kế hoạch về phát triển ngành nghề nông thôn năm 2024, UBND TP Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2024 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ tại huyện Phú Xuyên (TP Hà Nội).
Thực hiện Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn, hàng năm, UBND TP Hà Nội đều xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai các giải pháp phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn Thủ đô.
Vừa qua, Kế hoạch số 111/KH-UBND về Phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024 đã được UBND TP Hà Nội ban hành, trong đó hướng đến 3 mục tiêu chính.
Cụ thể là phấn đấu trong năm 2024, sẽ công nhận được 15 làng nghề, làng nghề truyền thống; ban hành được quy định về một số nội dung, mức hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề theo Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Đặc biệt, UBND TP Hà Nội giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở ngành, địa phương xây dựng đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2024 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Để hiện thực hoá được mục tiêu trên, UBND TP Hà Nội đã đề ra 7 nhóm giải pháp trọng tâm. Trong đó, ưu tiên số 1 là xây dựng và thực hiện chính sách; áp dụng khoa học và công nghệ; đào tạo nhân lực, cũng như tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại...
Kinhtedothi - Thương mại điện tử (TMĐT) giúp mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh, tạo động lực cho người lao động và các nghệ nhân sáng tạo, khẳng định chất lượng sản phẩm, đưa thương hiệu làng nghề truyền thống Thủ đô vươn ra thị trường.
Kinhtedothi-Công tác bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp, cụm làng nghề từ lâu đã được TP Hà Nội đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số nơi vẫn xảy ra. Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này?
Kinhtedothi-Ngày 28/1, tại nhà văn hóa thôn Tranh Khúc, xã Duyên Hà, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Hội LHTN Việt Nam - Hội đồng Đội huyện Thanh Trì tổ chức chương trình “Tết ấm yêu thương” và “Liên hoan bàn tay vàng làng nghề truyền thống bánh chưng” năm 2024.
Kinhtedothi – Từ vùng đất nông nghiệp truyền thống, nhiều bản làng ở Điện Biên đã “thay da đổi thịt” nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Không chỉ là những con đường bê tông, nhà văn hóa khang trang, mà còn là sự đổi thay trong tư duy phát triển, ứng dụng công nghệ và phát huy nội lực cộng đồng.
Kinhtedothi - Hàng trăm triệu mét vuông đất được hiến, hàng triệu ngày công đóng góp,…. chương trình xây dựng nông thôn mới tại Sơn La đã huy động hiệu quả sức dân, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.
Kinhtedothi-Từ đầu tháng 7, Quảng Ngãi đồng loạt ra quân thực hiện cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025. Dữ liệu thu thập lần này sẽ là cơ sở quan trọng cho hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp - nông thôn phù hợp với giai đoạn mới, đặc biệt sau khi địa phương mở rộng địa giới hành chính.
Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần tiếp tục thực hiện các chương trình, phong trào thi đua, kiên trì, kiên định để thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh" và "giảm nghèo toàn diện, bao trùm và bền vững".
Kinhtedothi – Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Hà Nội lựa chọn phát triển nông nghiệp đa giá trị, song vẫn mang những đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và bảo vệ môi trường sinh thái.