Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Tĩnh: Gần 2.000 ha cây trồng được cấp giấy chứng nhận VietGAP

Kinhtedothi - Nhờ đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, đến nay tỉnh Hà Tĩnh có gần 2.000 ha cây trồng các loại được cấp giấy chứng nhận VietGAP.
Người dân huyện miền núi Hương Sơn phấn khởi thu hoạch chè búp tươi

Theo đó, diện tích các loại cây trồng được cấp giấy chứng nhận VietGAP còn hiệu lực ở tỉnh Hà Tĩnh gồm: 762,27 ha cam; 349,57 ha bưởi; 275 ha vườn cây ăn quả  hỗn hợp; 55,41 ha rau; 453,92 ha lúa; 49,6 ha chè. Toàn bộ diện tích cây trồng các loại được cấp giấy chứng nhận VietGAP thuộc 287 cơ sở sản xuất trên địa bàn.

Bên cạnh đó, với nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đến nay toàn tỉnh đã hình thành 40 mô hình sản xuất lúa, rau, củ, quả áp dụng quy trình hữu cơ, theo hướng hữu cơ. Các mô hình chủ yếu là trồng cây ăn quả (cam, bưởi), sản xuất lúa rươi, gieo trồng rau quả trong nhà màng, nhà lưới…

Năm nay đặc sản bưởi Phúc Trạch ở huyện Hương Khê được mùa, giá bán cao hơn so với những năm trước

Qua đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, các loại cây trồng được cấp giấy chứng nhận VietGAP và các mô hình sản xuất áp dụng quy trình hữu cơ, theo hướng hữu cơ đều tạo ra sản phẩm sạch, an toàn. Việc đầu tư xây dựng các mô hình đã góp phần thay đổi tư duy sản xuất của người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.  

Phát huy tiềm năng, lợi thế đất đai, tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách trong thúc đẩy phát triển “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số, tạo bước phát triển đột phá, bền vững.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sóc Trăng sẽ là trung tâm nuôi trồng thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Sóc Trăng sẽ là trung tâm nuôi trồng thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long

21 May, 10:42 AM

Kinhtedothi - Tỉnh Sóc Trăng đang triển khai Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh, giai đoạn 2023 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, với mục tiêu là giữ vững và nâng giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm của tỉnh theo hướng tăng năng suất, chất lượng; từng bước đưa tỉnh Sóc Trăng thành trung tâm nuôi trồng thủy sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Ninh Bình bứt phá xây dựng nông thôn mới: Từ khó khăn đến thành công

Ninh Bình bứt phá xây dựng nông thôn mới: Từ khó khăn đến thành công

21 May, 10:05 AM

Kinhtedothi - Gần 15 năm kể từ khi bắt đầu triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Ninh Bình đã tạo nên một bước ngoặt lịch sử: từ tỉnh thuần nông với nhiều khó khăn, vươn lên trở thành điểm sáng của cả nước trong phát triển nông thôn bền vững, hiện đại.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ