Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Tĩnh: Lý giải “lùm xùm” hóa đơn tiền nước tăng cao

Kinhtedothi - Gần đây, dư luận ở thị xã Hồng Lĩnh xôn xao việc hóa đơn tiền nước sinh hoạt kỳ tháng 9/2023 tăng cao hơn so với những tháng trước đó. Mặc dù, đây được cho là thời điểm nước sinh hoạt cung cấp không ổn định, thậm chí bị gián đoạn nhiều ngày.

Dịp nửa đầu tháng 9/2023, hồ Thiên Tượng ở phường Bắc Hồng  - nơi cung cấp nguồn nước thô cho Chi nhánh cấp nước thị xã Hồng Lĩnh bị cạn trơ đáy. Chính vì vậy, nguồn nước sinh hoạt của nhà máy cung cấp cho người dân không ổn định, nhiều nơi bị gián đoạn, mất nước cục bộ dài ngày.

Hồ Thiên Tượng  nơi cung cấp nguồn nước thô cho Chi nhánh cấp nước thị xã Hồng Lĩnh bị cạn trơ đáy.

“Những tháng trước, hóa đơn thanh toán tiền nước sinh hoạt của gia đình chỉ giao động từ 80.000 - 100.000 đồng/ tháng. Tuy nhiên, trong hóa đơn tiền nước kỳ tháng 9 này được ghi khối lượng nước sử dụng là 16m3, số tiền thanh toán hơn 124.000 đồng. Tôi thấy số tiền thanh toán tăng cao, nhưng chưa rõ mốc thời gian tính tiền nước và nguyên nhân cụ thể”, chị Đào Thị Thu Lý ở phường Đức Thuận cho biết.

Chú thích ảnh: Thị xã Hồng Lĩnh nơi có nhiều hộ dân phản ánh hóa đơn tiền nước kỳ tháng 9 tăng cao

Theo phản ánh của hầu hết các hộ dân ở các phường Đức Thuận, Bắc Hồng, Nam Hồng, Đậu Liêu… hóa đơn tiền nước kỳ tháng 9 tăng cao nhưng việc sử dụng nước sinh hoạt cơ bản không có gì thay đổi. Đặc biệt, dịp nửa đầu tháng 9 hạn hán diễn ra trên diện rộng, nhiều nơi bị mất nước cục bộ dài ngày, nên mọi người đều phải tiết kiệm nước mới có thể đủ dùng sinh hoạt.

“Ngày 20/9 gia đình tôi thanh toán hóa đơn tiền nước tháng 9 lên đến 320.686 đồng, trong khi đó những tháng trước đây chỉ giao động từ 120.000 - 150.000 đồng/ tháng. Tôi thấy tiền nước sinh hoạt tăng quá cao, nhưng việc sử dụng cũng bình thường, không thể tăng đột biến như vậy. Gia đình đang theo dõi, chờ hóa đơn tháng tiếp theo nếu thấy có dấu hiệu bất thường phải báo lên đơn vị cấp nước để có phương án xử lý”, ông Lê Nguyên Nhật ở phường Nam Hồng cho biết.

Số tiền nước kỳ tháng 9 mà gia đình ông Lê Nguyên Nhật ở phường Nam Hồng đã thanh toán cho đơn vị cấp nước.

Hóa đơn thanh toán tiền nước kỳ tháng 9 tăng cao, trong đó một số hộ khách hàng có dấu hiệu tăng cao bất thường. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc nhiều khách hàng có ý kiến phản ánh đến Chi nhánh cấp nước thị xã Hồng Lĩnh hoặc đăng tải lên các trang mạng xã hội như là cách để phân bua vì sao hóa đơn tiền nước lại tăng, trong khi nước sinh hoạt khan hiếm.

Giữa tháng 9, thị xã Hồng Lĩnh đã huy động  nhiều xe chuyên dụng cung cấp nước sinh hoạt cho người dân, giảm thiểu nguy cơ thiếu nước dài ngày.

Trao đổi với phóng viên, Giám đốc Chi nhánh cấp nước thị xã Hồng Lĩnh Nguyễn Đình Hải cho biết, đơn vị có nhận nhiều ý kiến phản ánh từ phía người dân việc hóa đơn tiền nước tăng cao. Tuy nhiên, thông báo hóa đơn  tiền nước ghi là kỳ tháng 9, nhưng thực chất khối lượng nước sạch tiêu thụ của khách hàng là trong tháng 8. Việc đọc chỉ số đồng hồ được gối theo mốc thời gian, công tác tổng hợp, lập hóa đơn thường diễn ra từ ngày 1 - 10 hàng tháng và kể từ ngày 15 trở về sau là thu tiền nước.

“Đợt thu tiền nước lần này đúng vào dịp mất nước nên nhiều người thắc mắc, phản ánh. Chúng tôi phải ra thông báo, đồng thời trực tiếp đến nhiều hộ khách hàng giải thích là sản phẩm nước đã dùng của tháng 8, thời điểm đó vào dịp cao điểm nắng nóng, đơn vị chưa giảm công suất cấp nước và nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân tăng cao. Còn nếu kỳ hóa đơn tiền nước tháng 10 sắp tới mà tăng cao, lúc đó mới phải kiểm tra, xác minh cụ thể”, ông Nguyễn Đình Hải lý giải.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chủ động ứng phó, nâng cao năng lực chống thiên tai cho người lao động

Chủ động ứng phó, nâng cao năng lực chống thiên tai cho người lao động

02 Apr, 11:07 AM

Kinhtedothi - Theo TS. Hoàng Mạnh Hùng – Giảng viên chính ngành Kinh tế và kinh doanh nông nghiệp Trường Kinh doanh Đại học Kinh tế Quốc dân, giải pháp cơ bản để giúp người lao động đảm bảo sinh kế là chủ động ứng phó trước, trong và sau thiên tai. Trong đó, tập trung khắc phục thiệt hại sau thiên tai gây ra; đồng thời, nâng cao năng lực chống thiên tai cho người lao động. 

TP Hồ Chí Minh: cháy nhà rạng sáng, 3 người tử vong

TP Hồ Chí Minh: cháy nhà rạng sáng, 3 người tử vong

02 Apr, 09:07 AM

Kinhtedothi - Một vụ cháy nghiêm trọng xảy ra vào sáng sớm ngày 2/4 tại một căn nhà trên đường Mạc Vân, phường Xóm Củi, quận 8, TP Hồ Chí Minh, khiến 3 người thiệt mạng và 5 người may mắn thoát nạn. Lực lượng chức năng đang điều tra nguyên nhân vụ việc.

Từ ngày 1/7, đối tượng nào phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?

Từ ngày 1/7, đối tượng nào phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?

02 Apr, 07:58 AM

Kinhtedothi - Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) số 41/2024/QH15 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, mang đến nhiều thay đổi quan trọng. Một trong những điểm đáng chú ý là danh sách đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc được làm rõ và mở rộng, đảm bảo quyền lợi cho người lao động (NLĐ).

Giảm tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 1/7/2025

Giảm tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 1/7/2025

02 Apr, 07:57 AM

Kinhtedothi – Người từ đủ 75 tuổi trở lên hoặc từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng thì được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ