Hà Tĩnh: ứng phó với sự cố thiên tai bất thường
Kinhtedothi – Các địa phương ở tỉnh Hà Tĩnh đang chủ động triển khai nhiều phương án ứng phó với sự cố thiên tai bất thường, phòng ngừa thiệt hại rủi ro về người và tài sản.

Giông lốc kèm theo mưa lớn gây thiệt hại khá nặng nề về nhà ở tại huyện miền núi
Hương Sơn.
Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh xảy ra nhiều trận mưa lớn kèm theo giông lốc, sấm sét. Hậu quả hàng chục ngôi nhà của người dân bị tốc mái, cây cối, lúa, hoa màu sắp đến kỳ thu hoạch bị gãy đổ, hư hỏng nghiêm trọng.
Thống kê sơ bộ, tại huyện miền núi Hương Sơn có 25 ngôi nhà bị tốc mái, trong đó có một số ngôi nhà bị cây cổ thụ đè sập, rất may chưa có thiệt hại về người. Ngoài ra, tại đồng ruộng, nhiều diện tích lúa, hoa màu bị gãy đổ, ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng cây trồng.
“Trận giông lốc, sấm sét khiến một số cây trồng lâu năm đổ xuống nhà dân, gây thiệt hại lớn về tài sản. Sau sự cố, các lực lượng đã đến hỗ trợ, giúp đỡ gia đình chặt tỉa, thu dọn cây cối và sửa chữa lại nhà để ổn định cuộc sống” - bà Nguyễn Thị Kim Thư ở xã Sơn Ninh cho biết.

Nhiều ngôi nhà bị cây trồng lâu năm gãy đỗ gây sập tường.
Biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, thiên tai thường xảy ra bất ngờ và gây nên những hậu quả nghiêm trọng, khó lường. Đặc biệt, trong thời kỳ nắng nóng gay gắt, hiện tượng giông lốc, sấm sét, mưa đá… xảy ra khá phổ biến, cần có phương án phòng ngừa kịp thời, hiệu quả.
“Toàn xã có 4 nhà dân bị tốc mái, hư hỏng do giông lốc, cây cối gãy đổ vào nhà. Chính quyền địa phương đã trực tiếp đến thăm hỏi, động viên các gia đình, đồng thời huy động lực lượng hỗ trợ, giúp đỡ khắc phục sự cố do thiên tai gây ra” - Chủ tịch UBND xã Sơn Ninh Phạm Anh Hào thông tin.

Các lực lượng tập trung chặt tỉa, thu dọn cây cối bị gãy đổ sau giông lốc.

Toàn tỉnh Hà Tĩnh có khoảng 1.780 ha lúa vụ Xuân bị gãy đổ, hư hỏng.
Giông lốc, mưa lớn không chỉ gây thiệt hại nặng nề về nhà ở mà còn khiến cho khoảng 1.780 ha lúa vụ Xuân cùng nhiều diện tích hoa màu bị gãy đổ, hư hỏng. Hiện, công tác khắc phục, sửa chữa nhà ở bị hư hỏng và các biện pháp giảm thiểu thiệt hại về lúa, hoa màu đang được chính quyền các cấp, các cơ quan chuyên môn và người dân tập trung thực hiện.
“Đối với diện tích lúa bị đỗ ngã, người dân có thể tiến hành dựng cây, buộc từ 4 - 5 khóm lúa lại với nhau để hạn chế tỷ lệ lúa bị hỏng hoặc nảy mầm. Riêng những diện tích lúa đã chín mọi người cần tranh thủ thu hoạch nhanh gọn, phòng ngừa thiệt hại do thiên tai gây ra” - đại diện Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh) khuyến cáo.

Mưa lớn kéo dài, Thừa Thiên Huế đối mặt nguy cơ ngập lụt trên diện rộng
Kinhtedothi-Tình hình mưa lớn liên tiếp những ngày qua đang khiến Thừa Thiên Huế đối mặt với nguy cơ ngập lụt nghiêm trọng tại nhiều khu vực, đặc biệt là vùng hạ du các con sông lớn như sông Hương và sông Bồ. Hơn 290.000 học sinh tỉnh Thừa Thiên Huế phải nghỉ học để bảo đảm an toàn.

Quảng Ngãi: nhiều địa phương có nguy cơ xảy ra ngập lụt diện rộng
Kinhtedothi- Nước sông Vệ có thể trên mức báo động 3 tới 1m, gây ngập lụt diện rộng ở hạ du thuộc các huyện Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Mộ Đức.

Hà Nội: người dân cần làm gì để an toàn trong mưa dông, lốc sét?
Kinhtedothi - Dự kiến trong ít ngày tới, mưa dông, lốc, sét sẽ tiếp tục diễn ra trên địa bàn Hà Nội. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP đã có công văn đề nghị các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tập trung triển khai các giải pháp ứng phó.