Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hải An: Đi đầu về phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ của Hải Phòng

Kinhtedothi - Quận Hải An có vị trí chiến lược trọng yếu trong khu vực phòng thủ của TP Hải Phòng. Trên địa bàn quận hội tụ 5 phương thức vận tải: đường biển, đường không, đường bộ; đường sắt, đường thủy là đầu mối giao thông quan trọng của thành phố kết nối với các tỉnh trong khu vực...

Qua 20 năm xây dựng và phát triển, dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND TP Hải Phòng và sự phối hợp của các sở, ban, ngành quận Hải An đã có sự phát triển toàn diện, bứt phát trên nhiều lĩnh vực.

Từ một quận thuần nông, nay cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ sang công nghiệp, dịch vụ; trở thành địa bàn phát triển năng động, là động lực tăng trưởng và phát triển của thành phố về công nghiệp và dịch vụ. Tổng giá trị sản xuất của các nhóm ngành kinh tế trên địa bàn quận tăng từ 1.962,5 tỷ đồng năm 2004 lên 141.157,2 tỷ đồng nằm 2022, tăng bình quân 25,2%/năm, tăng 71,9 lần so với ngày quận mới thành lập. Tổng giá trị sản xuất các nhóm ngành kinh tế do quận quản lý liên tục tăng trưởng, tăng từ 651,4 tỷ đồng năm 2004 lên 14.461,6 tỷ đồng nằm 2022, tăng bình quân 17,7%, tăng 22,2 lần so với năm 2004.

Thu ngân sách có sự phát triển vượt bậc, từ một địa phương có số thu ngân sách thấp nhất trong các quận, huyện của thành phố đã vươn lên top đầu. Riêng quý 1 năm 2023, đứng thứ nhất trong các quận, huyện về kết quả thu ngân sách (đạt 33,9%).Bên cạnh đó, Hải An là một trong những địa phương tự chủ về ngân sách từ năm 2017; đảm bảo được chi thường xuyên và chủ động nguồn lực để đầu tư chỉnh trang đô thị.

Nếu trước kia, đô thị Hải An xuất phát điểm có hạ tầng thấp kém, lạc hậu, đến nay, trên địa bàn quận Hải An đã hình thành hệ thống giao thông huyết mạch, thực sự là cửa chính ra biển nối Hải Phòng với các tỉnh phía Bắc, khu vực và quốc tế, trong đó nhiều công trình giao thông được hình thành như đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cầu Bạch Đằng, đường và cầu Tân Vũ - Lạch Huyện kết nối Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, Cảng Hàng không Quốc tế Cát Bi, đường Bùi Viện... Diện mạo đô thị của quận ngày càng đồng bộ, hiện đại hóa, hình thành các khu đô thị mới ở các tuyến đường Lê Hồng Phong, Bùi Viện,..; hình thành các khu nhà ở có kiến trúc đồng bộ, hiện đại ở hầu hết các phường; đã quy hoạch 3 khu đô thị hướng biển. Bên cạnh đó hạ tầng y tế, giáo dục, văn hóa cũng được đầu tư mạnh mẽ: có 14/22 trường đạt chuẩn quốc gia; 8/8 trạm y tế phường và Trung tâm y tế quận đạt chuẩn quốc gia; có 50/85 tổ dân phố có nhà văn hóa, điểm sinh hoạt văn hóa thể thao; các tuyến đường nội đô của quận đã được bê tông hóa; triển khai lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng, lắp đặt biển số nhà, số ngõ đạt trên 90%. Quận đã đầu tư 879 công trình, dự án với tổng mức đầu tư 2.427 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Hệ thống đường giao thông, ngõ, ngách tại các khu dân cư được xây dựng cải tạo, nâng cấp với tổng số 155,000 mét đường; 220.500m2 hè đường với kinh phí đầu tư là 920,5 tỷ đồng. 

Công tác giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án lớn của Trung ương và Thành phố được quận Hải An xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Trong 20 năm, Quận đã thực hiện kiểm kê, giải phóng mặt bằng cho 202 dự án, với diện tích gần 4.900ha, kinh phí bồi thường hơn 4.168,598 tỷ đồng, liên quan đến 11.371 tổ chức và cá nhân có đất thu hồi. Các dự án lớn trọng điểm như đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; cầu, đường Tân Vũ – Lạch Huyện; Cầu Bạch Đằng; Cảng hàng không quốc tế Cát Bi, nhà ga T2 và ga hàng hóa. Quy hoạch phát triển 4 dự án khu đô thị gồm: Khu đô thị Kinh Bắc, Khu đô thị Him Lam, Khu đô thị Nam Tràng Cát và Khu đô thị Nam Đình Vũ...

Văn hóa xã hội có nhiều có nhiều tiến bộ, từng bước hình thành nếp sống văn minh đô thị. 03 năm gần đây quận liên tục đứng thứ nhất thành phố về kết quả thi vào lớp 10 công lập. Mạng lưới y tế không ngừng phát triển.Đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân không ngừng được được cải thiện và nâng cao; làm tốt công tác chăm lo gia đình chính sách, an sinh xã hội. 

Công tác quản lý, tôn tạo các di tích lịch sử được quan tâm đặc biệt; 18 di tích đã được đề nghị xếp hạng, trong đó có 16 di tích thành phố, 02 di tích cấp quốc gia, nâng số di tích lịch sử văn hóa được nhà nước xếp hạng trên địa bàn quận là 4 cụm di tích và 26 di tích. Đặc biệt năm 2022, Lễ hội Từ Lương Xâm được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Theo ông Dương Đình Ổn – Chủ tịch UBND quận Hải An: “Thời gian tới, Đảng bộ quận Hải An, tập trung thực hiện mục tiêu: xây dựng quận Hải An có công nghiệp hiên đại, thông minh, bền vững; là trung tâm dịch vụ cảng biển, trung tâm dịch logicstics của thành phố và cả nước; có hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ, kết nối với các địa phương và cả vùng kinh tế. Nâng cao chất lượng hoạt động các lĩnh vực văn hóa xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc. Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, các tổ chức trong hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”



Khởi tố nguyên Giám đốc Công an TP Hải Phòng Đỗ Hữu Ca

Khởi tố nguyên Giám đốc Công an TP Hải Phòng Đỗ Hữu Ca

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hương vị từ đỉnh núi Tây Bắc

Hương vị từ đỉnh núi Tây Bắc

08 Jul, 04:30 PM

Kinhtedothi - Sơn La có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cà phê Arabica với diện tích trồng lớn và sản lượng cao. Cà phê Arabica Sơn La được biết đến với hương vị đặc trưng, mang đến trải nghiệm cà phê độc đáo.

Hưng Yên: nhãn được mùa, năng suất dự báo tăng 

Hưng Yên: nhãn được mùa, năng suất dự báo tăng 

08 Jul, 04:11 PM

Kinhtedothi - Theo thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Môi trưởng Hưng Yên), vụ nhãn năm 2025 trên địa bàn tỉnh đang có nhiều tín hiệu tích cực. Nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi và việc người dân áp dụng đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc, cây nhãn tại các vùng trọng điểm phát triển tốt, tỷ lệ đậu quả cao, dự kiến năng suất toàn tỉnh tăng khoảng 15% so với năm 2024.

Lộ trình chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên sau sáp nhập

Lộ trình chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên sau sáp nhập

08 Jul, 02:08 PM

Kinhtedothi - Tọa đàm “Đánh giá tiềm năng, lợi thế, gợi mở những giải pháp để phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên” đã vạch ra lộ trình chiến lược phát triển du lịch sau sáp nhập tỉnh, hướng tới mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.

Lâm Đồng bảo đảm tín dụng chính sách thông suốt sau sáp nhập

Lâm Đồng bảo đảm tín dụng chính sách thông suốt sau sáp nhập

08 Jul, 01:10 PM

Kinhtedothi – Ngày 8/7, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Đắk Nông, trực thuộc NHCSXH chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, đã tổ chức phiên giao dịch chính sách đầu tiên sau khi chính quyền địa phương hai cấp chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/7.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ