Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hải Phòng: Bộ kim phẩm Đền Nghè là Bảo vật quốc gia

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia, trong đó có Bộ kim phẩm đền Nghè, niên đại đầu thế kỷ XX, hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Hải Phòng.

Bộ kim phẩm đền Nghè là những hiện vật có giá trị độc bản, đặc sắc, có nguồn gốc xuất xứ Việt Nam, gồm 16 nhóm hiện vật: lá trầu vàng, chùm cau vàng; 4 thẻ bài vàng, 1 lá vàng trơn, 1 quạt vàng, 3 đôi bông tai vàng, 2 hộp sáp môi vàng, đôi vòng vàng, chuỗi hạt vàng, bộ cúc vàng.

Các hiện vật thể hiện trình độ kỹ thuật chế tác, tư duy thẩm mỹ, nghệ thuật trang trí và ý nghĩa tín ngưỡng, tâm linh sâu sắc, được người dân Hải Phòng đặt chế tác riêng, chạm khắc mỹ tự của Thánh Mẫu Lê Chân, tạo tác theo phong cách nghệ thuật thời Nguyễn, được cộng đồng dân cư địa phương thành tâm, cung tiến dâng lên Thánh Mẫu Lê Chân tại đền Nghè.

Bộ kim phẩm đền Nghè được công nhận là bảo vật quốc gia. Ảnh: TTT

Trên một thẻ bài vàng có chạm khắc dòng chữ Hán Nôm: 甘润芝 (Cam Nhuận Chi), qua nghiên cứu văn bia công đức trùng tu niên hiệu Bảo Đại nhị niên Đinh Mão thập nguyệt trọng thập chi nhật (năm 1927), ghi danh sách những gia đình, tín chủ công đức trùng tu đền, có ghi “Cam Nhuận hiệu nhị thập nguyên”; điều này góp phần cho nghiên cứu về chủ nhân hoặc nơi chế tác kim phẩm cung tiến vào đền Nghè.

Nhóm hiện vật trải qua 65 năm lưu giữ, bảo quản trong Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hải Phòng). Đến năm 2024, theo Văn bản số 318/SVHTT-QLDSVH ngày 25/1/2024 của UBND TP Hải Phòng về việc “nhận lại hiện vật bằng vàng gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hải Phòng” và Văn bản số 01/BB-HAP của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 5/2/2024 về việc “bàn giao 1 gói tài sản tạm gửi tạm giữ của Bảo tàng Hải Phòng”, nhóm hiện vật được bàn giao cho Bảo tàng Hải Phòng để lưu giữ, bảo tồn, phát huy giá trị. 

Bộ kim phẩm đền Nghè lần đầu tiên được giới thiệu đến công chúng trong Trưng bày chuyên đề: “Bảo vật quốc gia - Sưu tập An Biên” tại Bảo tàng Hải Phòng vào tháng 5/2024 trong chuỗi các sự kiện của Lễ hội Hoa phượng đỏ 2024 Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản, thu hút sự quan tâm, thưởng ngoạn của đông đảo công chúng và du khách thập phương.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đợi chờ và hy vọng...

Đợi chờ và hy vọng...

13 Jul, 06:19 AM

Kinhtedothi - Ý tưởng về mô hình Khu Phát triển thương mại - văn hóa đang dần được định hình rõ nét trong hành trình hiện thực hóa khát vọng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại. Người Hà Nội tin mô hình ấy sẽ bảo tồn những căn tính cộng đồng khi thương hiệu địa phương không còn là tên hành chính…

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

13 Jul, 06:17 AM

Kinhtedothi - Luật Di sản văn hóa 2024 đã thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về văn hóa, di sản văn hóa. Trong đó điểm nhấn quan trọng của Luật là chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

12 Jul, 08:19 PM

Kinhtedothi - Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây là di sản văn hóa thế giới thứ 9 của Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ