Hải Phòng: thành phố cởi mở thân thiện luôn chào đón các nhà đầu tư
Kinhtedothi - Kỳ họp lần thứ 3 năm 2025 Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC (ABAC III) diễn ra tại Hải Phòng từ ngày 15/7 đến ngày 18/7 là sự kiện quan trọng góp phần nâng cao vị thế đất nước, con người Việt Nam nói chung, thành phố Hải Phòng nói riêng tới lãnh đạo, đại biểu của 21 nền kinh tế APEC.
Đây cũng là dịp quảng bá môi trường đầu tư, tiềm năng kinh tế và chính sách khuyến khích đầu tư kinh doanh của đất nước hình chữ S và thành phố Cảng tới cộng đồng doanh nghiệp hàng đầu khu vực và thế giới.
Vùng đất cởi mở thân thiện “hạ tầng mềm” cho các nhà đầu tư
Động lực tăng trưởng chính của thành phố Hải Phòng đến từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy sự dịch chuyển mạnh mẽ sang các lĩnh vực công nghệ cao và giá trị gia tăng lớn.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2024 của toàn vùng tăng trưởng mạnh mẽ, với mức tăng của khu vực Hải Phòng (cũ) là 15,43% và khu vực Hải Dương (cũ) là 14,2%.
Con người Hải Phòng, với bản sắc văn hóa mới, là sự kết tinh độc đáo giữa tính cách hào sảng, quyết đoán của người miền biển và sự hiếu học, cần cù của người dân xứ Đông.

Cầu Hoàng Văn Thụ kết nối Trung tâm hành chính Bắc Sông Cấm. Ảnh Tiến Báo
Hệ thống cảng biển là lợi thế cạnh tranh cốt lõi của Hải Phòng, đã trải qua một bước chuyển mình mạnh mẽ, từ vai trò cảng trung chuyển khu vực thành một trung tâm hàng hải quốc tế.
Cảng Quốc tế Lạch Huyện đây là cảng nước sâu đầu tiên của toàn miền Bắc, một công trình biểu tượng cho sự phát triển của Hải Phòng. Trong đó, khu bến Lạch Huyện được quy hoạch có chức năng cửa ngõ kết hợp trung chuyển quốc tế, có các bến container, tổng hợp, hàng rời, hàng lỏng/khí, bến cảng khách quốc tế, bến công vụ; có khả năng đón nhận cỡ tàu container đến 18.000 Teu…Đến nay đã có 6 bến đi vào hoạt động và đang tiếp tục đầu tư các bến tiếp theo.
Tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (CT.04) hiện đại nhất Việt Nam với 6 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/h, dài 105,5 km. Tuyến đường này được ví như "trục xương sống" kinh tế của miền Bắc, rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Hải Phòng chỉ còn khoảng 1,5 giờ.
Cảng hàng không quốc tế Cát Bi đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự di chuyển nhanh chóng của con người và hàng hóa giá trị cao. Bên cạnh các thế mạnh hiện hữu về đường biển và đường bộ, Hải Phòng đang hướng tới tương lai với việc phát triển các phương thức vận tải khác.
Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng với tốc độ thiết kế lên tới 160 km/h mở ra một tuyến vận tải hàng hóa hiệu quả, kết nối trực tiếp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
Hải Phòng đang chủ động xây dựng nền tảng hạ tầng cho nền kinh tế số và công nghiệp 4.0.
An ninh năng lượng được đảm bảo bởi các nhà máy nhiệt điện hiện hữu với tổng công suất 1.200 MW và hệ thống kho xăng dầu, khí đốt quy mô lớn. Để đáp ứng nhu cầu trong tương lai, thành phố đang xúc tiến các dự án nhà máy điện khí LNG quy mô rất lớn, với công suất đề xuất lên tới 4.800 - 5.000 MW, đảm bảo nguồn cung điện ổn định và sạch hơn cho các ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng…
Luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư
Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng (HEZA) là cơ quan "một cửa tại chỗ", là người bạn đồng hành tin cậy của các nhà đầu tư tại các KCN, KKT. Với Nghị quyết đặc thù mới của Quốc hội, HEZA được trao quyền mạnh mẽ để thực hiện cơ chế "một cửa, tại chỗ" một cách toàn diện, giúp đơn giản hóa và rút ngắn tối đa thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, từ cấp phép đầu tư, xây dựng, môi trường đến lao động và thương mại.
Khu Kinh tế Đình Vũ - Cát Hải là Khu Kinh tế (KKT) ven biển trọng điểm của cả nước, là đầu tàu trong thu hút đầu tư của Hải Phòng. Với tổng diện tích lên tới 22.540 ha, đây là một hệ sinh thái kinh tế hoàn chỉnh và khép kín, bao gồm khu phi thuế quan và khu thuế quan.
Hải Phòng đã được thành lập KKT ven biển phía Nam, động lực phát triển mới của thành phố với quy mô 20.000 ha, được thiết kế để trở thành khu kinh tế ven biển tổng hợp, đa ngành, đa chức năng theo mô hình tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững.

Khu Kinh tế ven biển Đình Vũ. Ảnh Tiến Bảo
Điểm nhấn đột phá nhất là việc thí điểm thành lập Khu Thương mại Tự do đầu tiên của Việt Nam trong lòng KKT này. FTZ sẽ được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội, mang tính cạnh tranh quốc tế cao, nhằm thu hút các dòng vốn đầu tư chất lượng cao vào các lĩnh vực mũi nhọn như R&D, bán dẫn, công nghệ cao, tài chính và thương mại. FTZ dự kiến được đặt tại khu vực Nam Đình Vũ và khu vực gắn với sân bay Tiên Lãng trong tương lai.
Với việc Quốc hội thông qua Nghị quyết đặc thù mới, Hải Phòng cung cấp một khung chính sách ưu đãi đầu tư đột phá, minh bạch và có sức cạnh tranh hàng đầu khu vực, đặc biệt là các cơ chế tiên phong dành cho Khu Thương mại Tự do.
Nghị quyết mới đã trao quyền mạnh mẽ cho HEZA để thực thi cơ chế "một cửa, tại chỗ" một cách thực chất.
Phân cấp mạnh mẽ, HEZA được phân cấp, ủy quyền để giải quyết trực tiếp nhiều thủ tục hành chính cho doanh nghiệp ngay tại Ban, bao gồm các lĩnh vực từ đầu tư, xây dựng, môi trường, đến lao động và thương mại, đặc biệt là trong phạm vi FTZ.
Hỗ trợ miễn phí thủ tục pháp lý HEZA và các chủ đầu tư hạ tầng KCN cam kết hỗ trợ nhà đầu tư hoàn thành các thủ tục pháp lý ban đầu như đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp hoàn toàn miễn phí.
Hải Phòng và HEZA hiểu rằng thành công của một dự án không chỉ phụ thuộc vào chính sách mà còn cần một hệ sinh thái hỗ trợ toàn diện.
Phát triển nhà ở công nhân thành phố có chính sách rõ ràng về phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, đảm bảo điều kiện sống và làm việc ổn định cho người lao động, giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài.
Việc tổ chức Hội nghị APEC là cơ hội lớn để giới thiệu về tiềm năng thương mại, đầu tư, giới thiệu và quảng bá thương hiệu của đất nước, con người, văn hóa và nền kinh tế của Việt Nam, thành phố Cảng năng động trong con mắt của các doanh nhân, các tập đoàn kinh tế hàng đầu của khu vực và thế giới.

Đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng tiếp xúc cử tri, báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Kinhtedothi - Chiều 9/7, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Chính sách Chiến lược Trung ương Trần Lưu Quang; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng Lê Tiến Châu; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đỗ Mạnh Hiến; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Lê Văn Hiệu và các đại biểu Quốc hội Hải Phòng đã tiếp xúc cử tri thành phố Hải Phòng, báo cáo kết quả kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá qua khu vực Hải Phòng giảm
Kinhtedothi - Trong 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá tại các đơn vị Hải quan thuộc và trực thuộc Chi cục Hải quan khu vực 3 đạt hơn 56 tỷ USD, giảm 5,53% so với cùng kỳ năm 2024.

Duyệt chủ trương đầu tư xây 4 bến cảng container mới tại Hải Phòng
Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1497/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng bến cảng số 9, số 10, số 11 và số 12 - Khu bến Lạch Huyện, TP Hải Phòng. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 8/7/2025.