Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hải Phòng: trưng bày bảo vật quốc gia và bộ sưu tập hiện vật bằng vàng

Kinhtedothi - Từ ngày 11/5, TP Hải Phòng sẽ trưng bày hàng trăm hiện vật trong bộ sưu tập Bảo vật An Biên, trong đó có 18 bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Hải Phòng phục vụ nhân dân và du khách đến thăm quan và chiêm bái.

Theo đó, nhân dịp Lễ hội Hoa phượng dỏ Hải Phòng năm 2024, Bảo tàng Hải Phòng chính thức mở cửa đón khách thăm quan cổ vật. Các hiện vật được lựa chọn trưng bày có niên đại từ văn hoá Đông Sơn đến quốc gia Đại Việt thế kỷ XIX. Trong đó sẽ trưng bày 18 hiện vật là bảo vật quốc gia.

18 bảo vật quốc gia trong bộ sưu tập An Biên. Ảnh Vĩnh Quân

Đặc biệt, trong dịp này sẽ trưng bày bộ sưu tập hiện vật bằng vàng có tổng trọng lượng gần 4 lạng gồm đôi vòng, một thẻ, một lá, bộ lá trầu – ba quả cau, chuỗi vòng 999 hạt, quạt, thẻ kim khánh, hai thẻ kim bài, hai hộp đựng sáp môi và ba đôi hoa tai.

Các hiện vật được chế tác tinh xảo, mang đậm dấu ấn tín ngưỡng thờ mẫu của Việt Nam. Những hiện vật này được các nhà nghiên cứu tạm thời nhận định có từ thời nhà Nguyễn, khoảng năm 1920-1927, do một người tên Phan Trần Trúc cung tiến tại đền Nghè thờ nữ tướng Lê Chân. Trên các thẻ bài có các chữ Trung Thiên Thánh Mẫu, Trang Huy Thượng Đẳng Thần, Dực Bảo Trung Hưng, Phan Trần Trúc.

Bộ sưu tập hiện vật bằng vàng mang đậm dấu ấn tín ngưỡng thờ mẫu của Việt Nam. Ảnh Vĩnh Quân

Theo tài liệu còn được lưu giữ, năm 1959, ông Phạm Bá Hùng, khi đó đang là người trông giữ đền Nghè đã gửi bộ cổ vật này vào Ngân hàng Quốc gia Việt Nam theo quy định thời bấy giờ, tổng trọng lượng gần bốn lạng. Đến năm 1976, số vàng này tiếp tục được gửi ở Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại Hải Phòng. Sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết trong một thời gian dài kể từ năm 2007, vào đầu tháng 2 năm 2024, Bảo tàng Hải Phòng đã nhận bàn giao số cổ vật trên từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hải Phòng. Việc mở niêm phong được thực hiện tại Đền Nghè – nơi thờ tự Nữ tướng Lê Chân. Dựa trên những hoa văn được trang trí trên số kim phẩm được dâng tiến vào Thánh cung Đền Nghè, các chuyên gia nhận định các hiện vật được chế tác vào khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

Những hiện vật này được các nhà nghiên cứu tạm thời nhận định có từ thời nhà Nguyễn. Ảnh Vĩnh Quân

Bộ sưu tập An Biên của doanh nhân Trần Đình Thăng (Hải Phòng) làm chủ sở hữu, sưu tập trong suốt 40 năm qua. Sau 40 năm sưu tập, 500 hiện vật có hồ sơ khoa học đăng ký với cơ quan nhà nước được đặt tên là bộ sưu tập An Biên, chia thành bốn nhóm không gian văn hóa. Đó là cổ vật thuộc nhà nước Đại Việt, thế kỷ XI - XIX; cổ vật Trung Hoa, thế kỷ IX - XIX; cổ vật thời Bắc thuộc, thế kỷ V trước công nguyên đến thế kỷ IX và bộ tượng Phật gỗ, đá thế kỷ XVII - XIX.

 Bình đồng Đông Sơn (giữa) là chiếc bình độc nhất vô nhị tới nay được tìm thấy trong nước và quốc tế. Ảnh Vĩnh Quân

Trong đó, bộ sưu tập An Biên có 18 món đồ được công nhận là bảo vật quốc gia vào các năm 2021, 2022 và 2023. Năm 2021, 9 hiện vật gốm men trắng, có từ triều Lý gồm 4 ấm, 2 liễn và 3 đĩa nằm trong bộ sưu tập An Biên được công nhận bảo vật quốc gia.

Tiếp đó, năm 2022, có thêm 6 hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia gồm 2 chiếc đĩa gốm men ngọc (niên đại: Thời Lý, thế kỷ XI - XII); đĩa gốm men lam tím (niên đại: Thời Lê sơ, thế kỷ XV); lư hương gốm hoa lam (niên đại: Thời Lê sơ, thế kỷ XV); 2 đài đồng đốt trầm, nắp tượng nghê (niên đại: thế kỷ XVI - XVII).

Một số cổ vật triều Lê. Ảnh: Vĩnh Quân

Năm 2023, 3 bảo vật tiếp theo được công nhận là bảo vật quốc gia gồm: Bình đồng Đông Sơn (An Biên), niên đại Văn hóa Đông Sơn, Thế kỷ II - I trước sau Công nguyên; Bình gốm hoa nâu, niên đại Thế kỷ XI - XII; Lư hương gốm men lam xám, niên đại Khoảng niên hiệu Hưng Trị (1588 - 1591), đời vua Mạc Mậu Hợp.

Cổ vật An Biên là bộ sưu tập lớn, lưu giữ những tinh hoa văn hóa làm rạng danh văn hiến Việt Nam. Dịp trưng bày này, người dân và du khách sẽ được tham quan miễn phí.

 

 

 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Rộn ràng Lễ hội Tiên La

Rộn ràng Lễ hội Tiên La

07 Apr, 08:35 PM

Kinhtedothi - Từ ngày 7 đến 11/4/2025 (tức ngày 10 đến 14/3 âm lịch), Lễ hội Tiên La - một trong những lễ hội truyền thống lớn của tỉnh Thái Bình - chính thức diễn ra tại cụm di tích đền Tiên La, xã Đoan Hùng và xã Tân Tiến, huyện Hưng Hà. Lễ hội tưởng niệm 1.982 năm ngày mất của Đông Nhung Đại tướng Vũ Thị Thục - nữ danh tướng thời Hai Bà Trưng.

Lễ hội bơi Đăm - nơi bảo tồn văn hóa truyền thống mảnh đất nghìn năm văn hiến

Lễ hội bơi Đăm - nơi bảo tồn văn hóa truyền thống mảnh đất nghìn năm văn hiến

07 Apr, 05:57 PM

Kinhtedothi - Từ xa xưa, dân gian đã truyền tụng nhiều câu ca dao nhắc đến hội bơi Đăm như “Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy” hay “Xù Gạ thì giỏi chăn tằm, làng La canh cửi, làng Đăm bơi thuyền”; “Làng Đăm có hội bơi thuyền/Có lò đánh vật, có miền trồng hoa”.... Câu ca như lời nhắc nhớ mỗi người con làng Đăm (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) dù công tác, làm việc hay học tập ở bất kỳ nơi đâu cũng luôn hướng về nguồn cội mỗi dịp tháng Ba về.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ