Hải quan Hà Nội đối thoại tháo gỡ xử lý hàng hóa tồn đọng

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 28/5, Cục Hải quan Hà Nội tổ chức đối thoại, hướng dẫn các DN xử lý hàng hóa tồn đọng theo quy định của Thông tư số 203/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính. Đã có hơn 30 DN kinh doanh kho ngoại quan, ICD và DN chuyển phát nhanh tới dự.

Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội Nguyễn Văn Hồng cho biết, vấn đề xử lý hàng hóa tồn đọng luôn là nỗi lo lắng của cả DN và cơ quan Hải quan. Đặc biệt, trong bối cảnh triển khai những quy định mới của Luật Hải quan 2014, có nhiều quy định DN chưa nắm rõ được.

 
Quang cảnh buổi đối thoại. Ảnh: T.Trang.
Quang cảnh buổi đối thoại. 
Vì vậy, buổi đối thoại hôm nay là để Cục Hải quan giới thiệu cụ thể những quy định mới về xử lý hàng hóa tồn đọng tới các DN, đồng thời lắng nghe ý kiến các DN, đối chiếu, so sánh những quy định với những vướng mắc phát sinh từ thực tế để đề xuất sửa đổi, giúp cho hoạt động của cơ quan Hải quan và DN được thuận lợi hơn.

Được biết, tại Luật Hải quan 2015 có sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến việc xử lý hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan về phạm vi hàng hóa tồn đọng, thời hạn thông báo, trách nhiệm xử lý hàng hóa tồn đọng....Bân cạnh đó, thực tế triển khai xử lý hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan theo quy định tại Thông tư số 15/2014/TT-BTC ngày 27/01/2014 có một số vướng mắc cần được tháo gỡ liên quan đến thanh toán chi phí và thành lập Hội đồng xử lý. Thông tư số 203/2014/TT-BTC  được ban hành hướng dẫn xử lý hàng tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan thay thế Thông tư số 15/2014/TT-BTC.

Giới thiệu chi tiết những quy định tại Thông tư số 203/2014/TT-BTC, đại  diện Phòng Giám sát quản lý- Cục Hải quan Hà Nội cho biết, so với quy định cũ, Thông tư 203/2014/TT-BTC có  một số nội dung mới bao gồm: Sửa đổi phạm vi hàng hóa tồn đọng đảm bảo phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Hải quan năm 2014, đồng thời Thông tư cũng quy định rõ hơn về Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng; sửa đổi thời hạn xác lập quyền sở hữu đối với hàng hóa tồn đọng từ 5 ngày làm việc thành 7 ngày làm việc cho phù hợp với quy định tại Nghị định số 29/2014/NĐ-CP và những nội dung chi liên quan đến chi phí bảo quản hàng hóa tồn đọng, bao gồm: chi phí lưu cảng, kho, bãi, lưu vỏ container, chi phí phục vụ container hàng đông lạnh và các chi phí khác liên quan đến bảo quản hàng hóa (nếu có) kể từ thời điểm có quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.

Bên cạnh đó, tại Thông tư 203/TT-BTC cũng quy định cụ thể các bước thực hiện, nội dung công việc và thời hạn thực hiện từng bước từ khâu thông báo, kiểm kê, phân loại, xác lập quyền sở hữu của nhà nước, lập phương án xử lý hàng hóa, phê duyệt phương án xử lý hàng hóa đến khâu tổ chức thực hiện phương án xử lý.

Tại buổi đối thoại, các câu hỏi được DN đưa ra về việc xử lý hàng tồn đọng tập trung vào các nội dung: quy trình xử lý đối với hàng tươi sống tồn đọng,  xử lý ra sao hàng hóa gửi qua chuyển phát nhanh không có người nhận, xử lý số tiền thu được từ thanh lý hàng hóa tồn đọng, vấn đề kiểm tra, xác minh hàng tồn đọng vi phạm....

Tất cả các câu hỏi DN đưa ra đều đã được đại diện Cục Hải quan Hà Nội và Cục giám sát quản lý về Hải quan (Tổng cục Hải quan) trả lời. Bên cạnh đó. Đối với một số kiến nghị của DN về việc sửa quy trình, bổ sung thêm quy định để tạo thận lợi hơn cho hoạt động của DN đã được Cục Hải quan Hà Nội nghi nhận và sẽ báo cáo Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh./.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần