Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hai sàn chứng khoán đua nhau lùi bước

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Mức độ thanh khoản tiếp tục sụt giảm cho thấy tâm lý e ngại nhất định về xu hướng thị trường sau kỳ nghỉ.

Phiên giao dịch ngày 31/8, không khí giao dịch khá ảm đạm. Đóng cửa, VN-Index giảm nhẹ 1,23 điểm còn HNX-Index cũng lùi 0,49 điểm.

 

VN-Index đang giảm 0,23% và HNX-Index giảm 0,65%. Tuy nhiên dao động trong phiên lớn hơn và cũng có sự khác biệt về mức độ ở mỗi sàn. Chỉ số sàn HSX chênh lệch tối đa 0,82% trong khi HNX chênh lệch 1,39%. Điểm chung là hai sàn đều có một đợt tăng tốt vượt trên tham chiếu trước khi điều chỉnh giảm trở lại vào cuối phiên. Cả VN-Index và HNX-Index đều đã giảm so với đỉnh khoảng 0,46%.

 

Ảnh hưởng của nhóm cổ phiếu lớn trên hai sàn cũng khác nhau, trong đó nhóm VN30 tiếp tục là bệ đỡ tốt cho HSX, trong khi một vài mã lớn dao động quá mạnh ở HNX đã khiến sàn này xuất hiện dao động cao hơn.

 

Bên sàn HoSE, ngay đầu giờ lực cung đổ về thị trường rất mạnh, khiến VN-Index đóng cửa đợt 1 giảm 0,37 điểm, lên 396,88 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 1,4 triệu đơn vị, tương ứng 22,3 tỷ đồng.

 

Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, áp lực cung tiếp tục gia tăng, trong khi dòng tiền lại có dấu hiệu chững lại.

 

Trên HSX, mặc dù VN-Index giảm điểm nhưng VN30-Index ngay trước lúc tạm nghỉ đã lấy lại màu xanh, tăng nhẹ 0,02% so với tham chiếu. VN30-Index tăng rất nhẹ do sự cân bằng giữa các cổ phiếu, thậm chí một số mã còn tăng rất mạnh, đủ bù đắp cho các mã giảm. Giao dịch khá ấn tượng xuất hiện tại FPT và HAG. Cả hai cổ phiếu này đã có lúc giao dịch ở giá trần trước khi lùi nhẹ trở lại. Thông tin về số liệu doanh thu tăng mạnh sau soát xét đã không ảnh hưởng nhiều đến nhà đầu tư trong nước. Khối ngoại sáng nay mua vào 540.210 HAG, tương đương chiếm trên 74% mức giao dịch của cổ phiếu này.

 

Hai sàn chứng khoán đua nhau lùi bước - Ảnh 1 

Hình minh họa. 

 

Ngược lại trên HNX, nhóm HNX30 hôm nay giao động rất cao, tối đa tới 2,12%. Hầu hết các mã vốn hóa lớn nhất đều dao động nhiều bước giá, nhưng mạnh hơn cả là VND, ACB, PVS, VCG. Giao dịch đáng chú ý xuất hiện ở VND khi cổ phiếu này bất ngờ bị đẩy mạnh bán ra và lượng khớp riêng buổi sáng đã là trên 4,7 triệu đơn vị, tương đương 47,2 tỷ đồng, chiếm 35% tổng giá trị khớp của HNX.

 

Giao dịch của VND là khá đột biến vì trong 4 phiên đầu tuần này, khối lượng giao dịch cả phiên cũng chỉ trên dưới 4 triệu đơnv ị. VND dao động trong thời gian giao dịch tới 4,1% và lúc cao điểm giảm so với tham chiếu gần 5%. Hiện VND đang giảm 2,94% so với tham chiếu.

 

Chốt phiên, chỉ số VN-Index giảm 1,23 điểm (-0,31%) và xuống 396,02 điểm. Thanh khoản đạt 33,35 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 505,39 tỷ đồng.

 

Chỉ số VN30 cũng giảm 0,13 điểm (-0,03%) và xuống 465,29 điểm. Thanh khoản đạt 12 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 257,61 tỷ đồng.

 

Bên phía sàn Hà Nội, đóng cửa chỉ số HNX-Index giảm 0,49 điểm (-0,79%) và xuống 61,43 điểm. Thanh khoản đạt 27,5 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 258,2 tỷ đồng.

 

Chỉ số HNX 30 chốt phiên giảm 1,14 điểm (-0,97%) và xuống 116,53 điểm. Thanh khoản đạt 16,3 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 151,9 tỷ đồng.

 

Từ góc độ số cổ phiếu tăng giảm, sáng nay cả hai sàn nghiêng nhẹ về phía giảm. HNX ghi nhận 29 mã sàn, 75 mã giảm, đối trọng với 15 mã trần và 30 mã tăng. HSX có 26 mã sàn, 79 mã giảm và 15 mã trần, 59 mã tăng. Ngoài những cổ phiếu tăng trần với khối lượng thấp, khá nhiều cổ phiếu thanh khoản cao vẫn tăng giá, thậm chí còn xuất hiện một số blue-chip. Đây là tín hiệu của sự phân hóa và tình trạng giao dịch bình thường. Những cổ phiếu được hỗ trợ vẫn có những dao động giá riêng, không bị ảnh hưởng quá lớn từ thị trường chung.