Kinhtedothi - Theo nội dung Thông báo số 40-TB/BTGTU của Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội, tuần thi thứ hai của vòng thi sơ khảo diễn ra từ ngày 8 – 14/8 với tổng số 212.202 thí sinh tham gia.
Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 40-TB/BTGTU về kết quả tuần 2 - Vòng sơ khảo Hội thi tìm hiểu Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về "Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".
Tuần thi thứ 2 của vòng thi sơ khảo diễn ra từ ngày 8 – 14/8 với tổng số 212.202 thí sinh tham gia.
Theo nội dung Thông báo số 40-TB/BTGTU, tuần thi thứ 2 của vòng thi sơ khảo diễn ra từ ngày 8 – 14/8 với tổng số 212.202 thí sinh tham gia.
Căn cứ thể lệ hội thi, dựa trên kết quả thi và xác minh các thông tin thực tế cần thiết, Ban tổ chức Hội thi quyết định trao giải tuần cho các tập thể, cá nhân. Theo đó, Giải cá nhân: Giải Nhất dành cho thí sinh Trương Đăng Dương (xã Phú Cường, huyện Ba Vì) và Nguyễn Đức Hiếu (phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm); giải Nhì dành cho các thí sinh Hà Thị Thu Thuỷ (phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm).
Các thí sinh đoạt giải được nhận Giấy khen của Ban Tuyên giáo Thành ủy và tiền thưởng tương ứng với các giải. Giải Đặc biệt dành cho đơn vị có số lượng thí sinh tham gia thi nhiều nhất tuần 2 - Vòng sơ khảo là huyện Đông Anh với 28.512 thí sinh tham gia.
Ban Tuyên giáo Thành ủy đề nghị các đơn vị tích cực vận động, đôn đốc cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân tiếp tục tham gia và cổ vũ Hội thi trong các tuần thi tiếp theo vòng sơ khảo của hội thi.
Ban Tuyên giáo Thành ủy cũng lưu ý các đơn vị nhắc nhở thí sinh tham gia dự thi không sử dụng phần mềm can thiệp, gian lận trong quá trình tham gia hội thi. Trường hợp phát hiện gian lận, Ban Tổ chức có hình thức phê bình đơn vị và hủy kết quả thi của trường hợp đó.
Các thí sinh truy cập vào đường link: tuyengiaothudo.vn bằng các trình duyệt trên máy tính hoặc trên các thiết bị di động thông minh (smartphone, máy tính bảng...) để dự thi.
Kinhtedothi - Sáng 1/8, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức Lễ phát động Hội thi tìm hiểu Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về "Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của TP Hà Nội".
Kinhtedothi-“Triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, tổ chức bộ máy phường Hai Bà Trưng bước đầu đi vào vận hành đồng bộ; hoạt động tiếp công dân, giải quyết thủ tục hành chính được duy trì thông suốt; đặc biệt tạo được đồng thuận trong Nhân dân, ổn định tư tưởng cán bộ, công chức và phát huy tốt nhất nguồn lực, lợi thế mới sau sắp xếp”- Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Hai Bà Trưng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định khi trao đổi với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị.
Kinhtedothi - Từ ngày 1/7, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được triển khai trên cả nước. Sau 2 tuần vận hành, bộ máy tại tỉnh Ninh Bình bước đầu hoạt động hiệu quả, phục vụ người dân tốt hơn.
Kinhtedothi-Theo thông tin từ UBND tỉnh Bắc Ninh, hai xã Hoàng Vân và Xuân Cẩm sau khi được thành lập theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã chính thức đi vào vận hành bộ máy chính quyền mới. Công tác ổn định tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ và triển khai nhiệm vụ được tiến hành kịp thời, đồng bộ, đúng quy định, đảm bảo hoạt động hiệu quả ngay từ những ngày đầu.
Kinhtedothi - Đoàn giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP Hà Nội đề nghị các trường thực hiện theo mô hình giáo dục chất lượng cao (CLC) khẩn trương xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở xác định, trình phê duyệt mức thu học phí năm học 2025 - 2026 và các năm học tiếp theo bảo đảm theo quy định.
Kinhtedothi - Thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp càng đòi hỏi cán bộ gần dân, sát dân hơn, bởi đây là yêu cầu tất yếu, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân tốt hơn. Việc tiếp tục thúc đẩy học và làm theo từ tưởng của Bác là nền tảng hành động để thúc đẩy sự chủ động, năng động và sáng tạo, giúp chính quyền địa phương giải quyết các vấn đề của người dân một cách nhanh chóng và kịp thời.