Hàn Quốc chính thức cho phép nhập khẩu quả bưởi tươi từ Việt Nam

Sau 3 tháng lấy ý kiến rộng rãi của các bên liên quan, Cục Kiểm dịch Động thực vật Hàn Quốc (APQA) đã công bố trên website về quy định nhập khẩu đối với quả bưởi tươi từ Việt Nam sang Hàn Quốc. Đây là được xem là thông báo chính thức cho phép việc nhập khẩu bưởi tươi của Việt Nam.
Bưởi trở thành quả tươi thứ 3 của Việt Nam được phép nhập khẩu vào Hàn Quốc, sau thanh long và xoài. Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đánh giá, đây là bước tiến quan trọng, mở ra cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế, đồng thời khẳng định chất lượng và uy tín của nông sản Việt trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Với thị trường 50 triệu dân, Hàn Quốc là thị trường rất tiềm năng cho bưởi Việt Nam - một trong 14 nhóm trái cây chủ lực theo đề án phát triển cây ăn quả mà Bộ NN&PTNT định hướng. Cả nước hiện có hơn 100.000ha trồng bưởi, với sản lượng hơn 900.000 tấn.
Những tỉnh có diện tích bưởi lớn là Bến Tre (hơn 8.800ha), Vĩnh Long (hơn 8.600ha), Đồng Nai (hơn 5.400ha). Các giống bưởi nổi tiếng, có tiềm năng xuất khẩu lớn gồm bưởi da xanh, bưởi Năm Roi, bưởi Tân Triều...
Trước Hàn Quốc, một số thị trường lớn như Hoa Kỳ, New Zealand… cũng cấp phép cho trái bưởi tươi Việt Nam. Hiện bưởi Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch tới 13 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dự báo sang năm 2025, con số này sẽ tăng lên thành 14, với sự tham gia của Australia.

Chuẩn hóa chất lượng để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
Kinhtedothi - Việc chuẩn hóa chất lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu của đối tác nhập khẩu chính là giải pháp cốt lõi để xuất khẩu chính ngạch đạt hiệu quả cao, cũng như khơi thông cho nhiều mặt hàng khác vào thị trường Trung Quốc trong thời gian tới.

Xuất khẩu nông sản năm 2024: Sẽ đạt mục tiêu Thủ tướng kỳ vọng
Kinhtedothi - Từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ NN&PTNT tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường. Nhờ đó, xuất khẩu nông lâm thuỷ sản ghi nhận nhiều khởi sắc trên hầu hết các nhóm lĩnh vực.

Hà Nội duy trì hiệu quả nhiều chuỗi liên kết nông sản
Kinhtedothi - Nhiều mô hình sản xuất theo chuỗi trên địa bàn Hà Nội không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp, mà còn cung ứng cho thị trường một lượng lớn nông sản rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng.