Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hàng loạt sai phạm trong quá trình thi công

Kinhtedothi - Ngày 13/8, UBND TP Hà Nội đã có buổi làm việc với Bộ GTVT và các đơn vị có liên quan về tiến độ dự án (DA) BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ và DA Hòa Lạc - Hòa Bình.
Nâng cấp tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ giai đoạn 1. 	 Ảnh: Tiến Mạnh
Nâng cấp tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ giai đoạn 1. Ảnh: Tiến Mạnh
Tại buổi làm việc, lãnh đạo các đơn vị, địa phương nơi DA đi qua đã chỉ ra hàng loạt sai phạm của nhà đầu tư trong quá trình thi công gây bức xúc trong dư luận.

Chưa giải phóng mặt bằng đã thi công
DA đầu tư nâng cấp tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ có chiều dài khoảng 29km, tổng mức đầu tư 6.731 tỷ đồng. DA được phân kỳ đầu tư 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 có mức đầu tư 1.974 tỷ đồng; giai đoạn 2 có mức đầu tư 4.757 tỷ đồng.

Tại buổi làm việc, đại diện Công ty CP BOT Pháp Vân cho biết, hiện tại, công tác triển khai DA đầu tư nâng cấp tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ giai đoạn 1 đã cơ bản hoàn thành. Hiện, khó khăn lớn nhất mà đơn vị này gặp phải là tiến độ GPMB tại các trạm thu phí BOT: “Ban Quản lý DA đã chuyển tiền đền bù GPMB của người dân vào Kho bạc huyện, tuy nhiên, hiện còn 14/88 hộ dân vẫn chưa được nhận tiền nên cản trở việc thi công”.

Trả lời về vấn đề này, đại diện UBND huyện Thường Tín cho biết, công tác GPMB ở các trạm thu phí cơ bản đã hoàn thành. Riêng với trạm thu phí thuộc địa bàn xã Liên Phương, hiện còn một hộ chưa đồng tình, huyện sẽ tiếp tục vận động, tuyên truyền để bàn giao mặt bằng ngay trong tháng này. Đồng thời đề nghị, chủ đầu tư phải tuân thủ nghiêm các quy định trong GPMB và thi công để đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực: “Tiền GPMB chủ đầu tư đã chuyển về huyện, nhưng khi huyện chưa kịp chi trả được cho người dân mà đơn vị thi công đã đưa máy móc, thiết bị vào làm là sai quy định, coi thường pháp luật”.

Trong khi đó, tại DA đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình hình thức BOT, theo quy hoạch đã được phê duyệt, mặt cắt của tuyến đường rộng từ 140 - 180m và chạy qua một phần diện tích đất của Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, theo thiết kế mà Bộ GTVT đã phê duyệt (giai đoạn 1), mặt cắt lòng đường chỉ rộng khoảng 11m nhưng đến thời điểm này, các đơn vị có liên quan vẫn chưa thống nhất được việc sẽ lấy bao nhiêu mét, lấy ở vị trí nào. Thậm chí, theo đại diện Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và UBND huyện Thạch Thất, mặc dù là tuyến đường có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng, liên quan đến cuộc sống của người dân Thủ đô nhưng đến nay, các đơn vị này vẫn chưa nhận được bất cứ hồ sơ, bản vẽ thiết kế của DA.

Phải làm nghiêm theo quy định

Liên quan đến việc Công ty CP BOT Pháp Vân tổ chức thi công khi chưa hoàn thành GPMB nên bị người dân cản trở thi công, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng yêu cầu UBND huyện Thường Tín lập biên bản xử lý vi phạm của đơn vị thi công theo đúng quy định. “Tiền chủ đầu tư chuyển vào Kho bạc huyện chỉ là để chuẩn bị cho công tác GPMB chứ không phải là bằng chứng khẳng định đã hoàn thành GPMB” – Phó Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh.

Cũng tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Hùng đã yêu cầu Ban Quản lý DA 2 - đơn vị quản lý và điều hành DA đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và các đơn vị có liên quan phải khẩn trương làm việc với Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội cũng như chính quyền các địa phương, các đơn vị có liên quan nơi tuyến đường đi qua để thống nhất và tổ chức cắm mốc chỉ giới đỏ. Cùng với đó, Phó Chủ tịch UBND TP yêu cầu chủ đầu tư phải tuân thủ nghiêm các quy trình, thủ tục của pháp luật trong quá trình triển khai DA. Trong đó, Phó Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh, chủ đầu tư phải cung cấp các tài liệu có liên quan đến DA, phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác GPMB, tái định cư… để đảm bảo cuộc sống của người dân trong khu vực chịu ảnh hưởng.
DA đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình dài 25,7km, được chia thành 14 gói thầu xây lắp, trong đó có 9 gói thầu phần đường, 3 gói cầu, 1 gói ATGT và 1 gói thầu thi công trạm thu phí. Tính đến đầu tháng 8/2015, DA mới thực hiện được 7 gói thầu với 19 mũi thi công, sản lượng đạt khoảng 7%, chậm so với tiến độ được duyệt 1,5 tháng.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Mục tiêu lớn với nhiều khó khăn, thách thức

Mục tiêu lớn với nhiều khó khăn, thách thức

14 Jul, 05:02 AM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 12/7/2025 về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, trong đó có yêu cầu Hà Nội thực hiện một lộ trình cụ thể nhằm hạn chế xe máy xăng theo từng giai đoạn. Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là lộ trình rất khó khăn đối với Nhân dân và chính quyền TP.

Nghệ An: trục vớt ô tô lao xuống sông sau va chạm với hai xe máy

Nghệ An: trục vớt ô tô lao xuống sông sau va chạm với hai xe máy

13 Jul, 07:31 PM

Kinhtedothi - Khoảng 16 giờ ngày 13/7, trên quốc lộ 46A đoạn qua địa phận xã Vạn An (Nghệ An) xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe ô tô 4 chỗ và hai xe máy. Hậu quả, chiếc ô tô đâm vào lan can cầu và lao xuống kênh nước, hai xe máy hư hỏng nặng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ