Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hàng phục vụ Tết, nhiều nỗi lo

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Một trong những nỗi lo của ngành công thương trong việc phục vụ hàng hóa tết là hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vi phạm VSATTP gia tăng.

KTĐT - Một trong những nỗi lo của ngành công thương trong việc phục vụ hàng hóa tết là hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vi phạm VSATTP gia tăng.


Nỗi lo tăng giá


Theo Sở Công thương Hà Nội, hiện đã có khoảng 80% nhà sản xuất, cung cấp điều chỉnh tăng giá bán hàng, trong đó các mặt hàng rượu bia, bánh kẹo, thực phẩm… tăng từ 10-20% so với năm trước. Tại một số chợ và siêu thị, giá cả của các mặt hàng thiết yếu đã bắt đầu tăng vọt với mức tăng từ mức 10% - 20%. Đặc biệt, giá của các mặt hàng rau củ quả có mức tăng từ 20% - 50%, thậm chí có một số chợ mặt hàng này đã tăng lên gấp đôi so với một tháng trước đây.


Bà Nguyễn Thị Như Mai-Phó giám đốc Sở Công thương Hà Nội phân tích: Mặc dù các doanh nghiệp thương mại đã
chốt xong nguồn cung cấp hàng phục vụ dịp Tết Canh Dần với mức dự trữ tăng 30-50% so với năm ngoái, nhiều doanh nghiệp đã huy động mọi kênh bán hàng và cam kết giữ ổn định giá các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết, UBNDTP đã cho doanh nghiệp vay hơn 250 tỷ đồng không lãi để dự trữ hàng nhưng với sức mua dịp Tết lên đến hàng ngàn tỷ đồng thì số tiền này chỉ có thể đảm bảo được một phần nhu cầu tiêu thụ của người dân trong những ngày giáp tết. Dự kiến từ sau ngày 23 tháng Chạp, khi sức mua sắm tăng mạnh thì giá còn có thể tăng theo quy luật, chỉ khác mức tăng nhiều hay ít. Bà Mai cũng cho rằng: Sức mua tăng vọt thường là nguyên nhân xảy ra đột biến giá, song thường thì cũng chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn, chỉ trong một vài ngày, thậm chí nửa ngày, khiến các doanh nghiệp sản xuất trở tay không kịp, nhưng sẽ tác động rất lớn đến tâm lý, đáng lo nhất là tình trạng tăng giá dây chuyền.


Buôn lậu, vi phạm VSATTP gia tăng


Một trong những nỗi lo của ngành công thương trong việc phục vụ hàng hóa tết là hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vi phạm VSATTP gia tăng. Theo số liệu của Chi cục Quản lý thị trưởng (QLTT) Hà Nội, chỉ tính riêng trong tháng cao điểm kiểm tra thị trường Tết (1/11/2009-25/1/2010), QLTT Hà Nội đã phát hiện, xử lý 1.211 vụ ( trong đó có 298 vụ hàng lậu, 92 vụ hàng giả, 184 vụ vi phạm nhãn mác hàng hóa…), thu về cho ngân sáchtrên 8,3 tỷ đồng. Các mặt hàng chủ yếu bị xử lý tịch thu trong đợt kiểm tra này phần lớn là rượu ngoại, bánh mứt kẹo ngoại nhập không nguồn gốc xuất xứ, thuốc lá, quần áo, đồ chơi nguy hiểm, pháo nổ.  Thông qua kiểm tra, nhiều vụ buôn bán vận chuyển hàng lậu, sản xuất hàng giả vi phạm VSATTP với số lượng lớn đã bị lực lượng QLTT Hà Nội phát hiện. Ngày 23/1, đội QLTT số 1, qua kiểm tra 3 xe ô tô BKS 30P-2297; 14N-2593; 14 M 2645 đã phát hiện thu giữ lượng hàng hóa phục vụ tiêu dùng trị giá gần 1,4 tỷ đồng. Trước đó ngày 14/1, đội QLTT số 13 phát hiện xe ô tô BKS 29Y-5581 đang vận chuyển 3 tấn ô mai, mứt vi phạm VSATTP. Ngày 1/2, tại bến xe khách Nước Ngầm, đội QLTT số 15 đã thu giữ trên 2 tấn bì lợn vi phạm VSATTP…

 
Ông Trịnh Văn Ngọc, Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết: Mặc dù trong thời gian qua QLTT đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường ngăn chặn hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng nhưng hoạt động buôn lậu, hàng giả chưa có dấu hiệugiảm sút. Có như vậy là do hiện hoạt động nhập lậu hàng hoá qua biên giới đã hình thành đường dây vận chuyển đến tận tay người kinh doanh tại thị trường nội địa với nhiều thủ đoạn khá tinh vi. Bên cạnh đó, việc xử lý những trường hợp buôn lậu, sản xuất hàng giả chủ yếu mới xử lý bằng hình thức xử phạt hành chính khiến dân buôn lâu “ nhờn luật”. Việc phối hợp thông tingiữa các lực lượng chức năng còn lúng túng; kiểm tra tại các địa điểm tập kết hàng hóa với số lượng lớn như chợ Đồng Xuân còn gặp sự cản trở quyết liệt của những hộ kinh doanh có hàng hóa bị thu giữ. Bên cạnh những khó khăn khách quan cũng phải thừa nhận lực lượng QLTT còn chưa chủ động phối hợp nắm bắtthông tin từ các doanh nghiệp chính hãng để từ đó phân biệt hàng thật-giả. Điều này dẫn đến tình trạng QLTT gặp khó khăn trong việc kiểm trahàng hóa giả mạo nhãn hiệu.


Ông Nguyễn Đắc Lộc-Chi cục Phó Chi cục QLTT cho biết: Nhằm bình ổn giá cả, kiểm soát thị trường hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán 2010, từ nay đến 30 tết, QLTTsẽ tập chung vào một số mặt hàng trọng điểm như: pháo, rượu, thuốc lá, bánh kẹo, rượu bia. Về hàng giả, hàng kém chất lượng, tập trung vào các cơ sở sản xuất bánh kẹo, rượu, bia, nước giải khát; Cơ sở bảo quản chế biến thực phẩm; Doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu thực phẩm liên quan đến lĩnh vực VSATTP.