Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hàng quê ra phố - Nét đẹp chợ phiên giữa lòng thành phố Cảng

Kinhtedothi - Chợ Hàng là chợ phiên duy nhất hiện nay còn họp tạị Hải Phòng và mang dáng dấp của một chợ quê trong lòng thành phố. Chợ thu hút lượng khách đông đảo bởi mặt hàng phong phú, phong tục tập quán, lối sống của người dân quê được thể hiện rõ trong những phiên chợ.

Dư Hàng là làng cổ, có từ thời Tiền Lê. Trong lịch sử, đây là một làng giàu có nổi tiếng của Hải Phòng, quan hệ mua bán rộng rãi với thương nhân ở nhiều địa phương khác. Vì thế, xưa kia chợ Hàng đã rất đông, với nhiều mặt hàng và không gian rộng rãi nhất ở Hải Phòng. Chợ Hàng là nơi gặp gỡ, trao đổi, mua bán cây, con giống và đồ dùng nhà nông. Chợ được tổ chức họp vào các ngày 5, 10, 15 âm lịch hàng tháng.

Chợ Hàng là chợ phiên duy nhất hiện nay còn họp tại Hải Phòng. Ảnh FB Chợ Hàng Hải Phòng

Ngày nay chợ họp từ sáng sớm tới giữa trưa ngày Chủ nhật hàng tuần và những ngày giáp tết. Vị trí cũ của chợ (nay là đường Chợ Hàng) do không đáp ứng được nhu cầu mua bán nên được di chuyển về vị trí mới. Chợ Hàng mới nằm giữa đoạn đường nối đường Miếu Hai Xã với đường Chợ Hàng, tiếp giáp với đường Nguyễn Văn Linh (quốc lộ 5). Quá trình đô thị hóa lan ra các vùng ven, chợ Hàng nằm giữa khu vực nội đô nhưng tập quán trao đổi các hàng hóa nông nghiệp vẫn lưu giữ đến ngày nay.

Chợ họp từ sáng sớm tới giữa trưa ngày Chủ nhật hàng tuần và những ngày giáp tết. Ảnh Hải Yến

Theo ghi nhận của PV, từ sáng sớm Chủ nhật, dòng người và xe từ khắp các ngả đường đổ về chợ Hàng. Người bán kẻ mua tấp nập, không khí chợ đông vui như những phiên chợ tết. Chợ mở ra buôn bán đa dạng các loại hàng hóa, từ những món đồ quê của ngoại thành Hải Phòng, vùng Đồng bằng Bắc Bộ đến các mặt hàng tân thời, những đồ cổ quý hiếm, thoả mãn nhu cầu mua bán và tham quan. 

Điển hình, có hàng ngàn các loại cây giống, hạt giống (cây cảnh, cây ăn trái, các loại rau củ…), con giống (chó, mèo, thỏ, chim, rùa, cá cảnh...) và các loại dụng cụ, vật tư, phân bón phục vụ cho việc nuôi trồng, chăm sóc cây và các vật nuôi.

Người bán kẻ mua tấp nập, không khí chợ đông vui như những phiên chợ tết. Ảnh Hải Yến
Những chú chó đáng yêu được người mua lựa chọn. Ảnh Hải Yến

Bên cạnh đó còn có các loại trang thiết bị, vật dụng to nhỏ, cũ mới, phục vụ cuộc sống sinh hoạt gia đình. Những chiếc nơm cá, sàng tre, chiếc đèn dầu, bình gốm xưa… tưởng chừng đã bị quên lãng cũng được bày bán tại chợ.

Rùa và cá cảnh được bày bán tại chợ Hàng. Ảnh Hải Yến

Giá cả các mặt hàng rất đa dạng, từ vài nghìn đến hàng chục triệu đồng tùy vào giá trị mỗi mặt hàng. Không chỉ phục vụ người dân Hải Phòng mà chợ còn thu hút rất nhiều người từ các tỉnh thành lân cận như Nam Định, Thái Bình, Hải Dương...

Cây bán tại chợ Hàng. Ảnh Hải Yến
Những bầu cây nhỏ được chọn mua để trang trí nhà cửa. Ảnh Hải Yến

Người dân đi chợ Hàng để mua sắm, tham quan hay đơn giản chỉ để ngắm nhìn cuộc sống, tận hưởng một không gian rất khác của thành phố.

Con giống được bán tại chợ Hàng

Ông Phạm Văn Tiến – (Đồng Hòa, Kiến An, Hải Phòng) cho biết “Với người Hải Phòng, chợ Hàng không chỉ là nơi buôn bán mà còn là địa điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Cứ chủ nhật hàng tuần tôi thường đi chợ Hàng đôi khi chỉ để ngắm những vật nuôi, cây cảnh. Cây ở đây giá rẻ, lại có nhiều loại giống để thỏa thích lựa chọn. Thói quen này của tôi như một thú vui cuối tuần, ngày chợ phiên cũng là ngày hội. Một nét đẹp mang hồn cốt của người Hải Phòng”.

Chợ Hàng được mệnh danh là thiên đường vật nuôi và cây cảnh. Ảnh Hải Yến

Thiết nghĩ, những ai đã từng đến với chợ Hàng, chắc hẳn đều yêu mến và  cảm nhận được sức hấp dẫn của chợ đến từ những điều tự nhiên vốn được bồi đắp qua từng tháng năm.

Cần tu sửa, bảo tồn ngôi miếu gần nghìn năm tuổi ở Hải Phòng

Cần tu sửa, bảo tồn ngôi miếu gần nghìn năm tuổi ở Hải Phòng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội phấn đấu thu hút 20.000 lao động nông thôn tham gia học nghề

Hà Nội phấn đấu thu hút 20.000 lao động nông thôn tham gia học nghề

09 Jul, 05:20 AM

Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 177/KH-UBND triển khai thực hiện Kế hoạch số 316-KH/TU ngày 23/4/2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn TP Hà Nội.

Hà Nội chi hơn 2.200 tỷ đồng cho công tác ưu đãi người có công

Hà Nội chi hơn 2.200 tỷ đồng cho công tác ưu đãi người có công

09 Jul, 05:18 AM

Kinhtedothi – 6 tháng đầu năm 2025, TP Hà Nội chi cho công tác ưu đãi người có công với tổng kinh phí 2.237 tỷ đồng. Trong đó, chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho 76.462 người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng 1.658 tỷ đồng.

Sạt lở núi ở Tam Chúc, hàng nghìn tấn đá lao xuống khu dân cư

Sạt lở núi ở Tam Chúc, hàng nghìn tấn đá lao xuống khu dân cư

08 Jul, 11:20 PM

Kinhtedothi - Ngày 8/7, UBND phường Tam Chúc (tỉnh Ninh Bình) cho biết, chính quyền địa phương đã khẩn cấp di dời 2 hộ dân sinh sống gần khu vực sạt lở đá đến nơi an toàn, đồng thời cắm biển cảnh báo để ngăn người dân tiếp cận khu vực nguy hiểm.

Quảng Ninh: ngành điện lý giải hóa đơn tăng trong tháng 6

Quảng Ninh: ngành điện lý giải hóa đơn tăng trong tháng 6

08 Jul, 10:28 PM

Kinhtedothi - Ngày 8/7, ngành điện lực tỉnh Quảng Ninh cho biết, hóa đơn tiền điện của các hộ gia đình trong tháng 6/2025 tăng cao do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến dưới điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ