Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội phấn đấu thu hút 20.000 lao động nông thôn tham gia học nghề

Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 177/KH-UBND triển khai thực hiện Kế hoạch số 316-KH/TU ngày 23/4/2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn TP Hà Nội.

Kế hoạch số 177/KH-UBND do Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà ký ngày 7/7/2025 có mục tiêu chung là tiếp tục đổi mới toàn diện, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đồng thời đổi mới căn bản công tác hướng nghiệp, phân luồng trong giáo dục phổ thông phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với phương thức sản xuất tiên tiến, hiện đại, phù hợp với nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao.

TP Hà Nội phấn đấu hàng năm thu hút khoảng 20.000 lao động nông thôn tham gia học nghề ở các cấp trình độ. Ảnh minh họa: Ánh Ngọc

UBND TP Hà Nội phấn đấu hàng năm thu hút khoảng 20.000 lao động nông thôn tham gia học nghề ở các cấp trình độ thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (GDNN), góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 80%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ trên địa bàn TP đạt 60% vào năm 2030.

Để thực hiện những mục tiêu trên, UBND TP Hà Nội đề ra những nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Cùng với đó tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng số cho người dân; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Cùng với việc bảo đảm nguồn lực, các điều kiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Hà Nội thực hiện đổi mới, phát triển chương trình và phương thức đào tạo, đội ngũ nhà giáo, người dạy nghề và cán bộ quản lý trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

UBND TP cũng đặt ra nhiệm vụ thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, giám sát, coi trọng chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là trách nhiệm người đứng đầu; tăng cường huy động và nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

UBND TP Hà Nội giao Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan triển khai thực hiện chính sách đẩy mạnh phân luồng học sinh sau THCS và THPT ở khu vực nông thôn tham gia học nghề; cơ chế phối hợp giữa các cơ sở GDNN – giáo dục thường xuyên (GDTX) thực hiện chương trình GDTX cấp THCS và THPT, cơ sở giáo dục phổ thông với cơ sở tham gia hoạt động GDNN theo các quy định hiện hành. Sở GD&ĐT quản lý, chỉ đạo thanh tra và kiểm tra việc dạy văn hóa trong các cơ sở tham gia hoạt động GDNN.

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT và các cơ quan liên quan, tham mưu UBND TP bố trí kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn và hàng năm để thực hiện các dự án đầu tư công có liên quan đến các mục tiêu, nhiệm kỳ của Kế hoạch này theo khả năng cân đối nguồn vốn của TP trong kỳ trung hạn và hàng năm.

Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn hàng năm, 5 năm và giai đoạn. Đồng thời, hỗ trợ xây dựng các chương trình, mô hình khởi nghiệp, sáng tạo cho lao động nông thôn...

Sở Dân tộc và Tôn giáo phối hợp với Sở GD&ĐT triển khai các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn được giao trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc; nhân rộng mô hình đào tạo nghề phù hợp cho người dân tộc thiểu số.

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội TP thực hiện cho vay đối với lao động nông thôn học nghề có nhu cầu vay vốn phục vụ học tập, đào tạo nghề thông qua chương trình tín dụng học sinh, sinh viên theo quy định; vay vốn để giải quyết việc làm hoặc khởi nghiệp.

Ủy ban MTTQ TP Hà Nội chỉ đạo các Ban thuộc MTTQ TP Hà Nội và các Ban công tác Đoàn và Thanh thiếu nhi, Ban Công tác Nông dân, Ban Công tác Cựu chiến binh, Ban Công tác Phụ nữ tuyên truyền vận động các hội viên tham gia học nghề...

UBND xã, phường tùy vào điều kiện, đặc điểm cụ thể của từng địa phương, chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, mục tiêu nhiệm vụ hàng năm, 5 năm và cả giai đoạn để phát triển công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đồng thời, bố trí nguồn lực để thực hiện; chỉ đạo công tác phân luồng học sinh trên địa bàn theo mục tiêu, kế hoạch của TP.

Các cơ sở GDNN và cơ sở có hoạt động GDNN tiếp tục đổi mới toàn diện, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phấn đấu là cơ sở tham gia hoạt động GDNN có chất lượng và uy tín...

Hợp tác với doanh nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo nghề

Hợp tác với doanh nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo nghề

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cần siết chặt quản lý hoạt động dù lượn tại bán đảo Sơn Trà

Cần siết chặt quản lý hoạt động dù lượn tại bán đảo Sơn Trà

09 Jul, 06:50 PM

Kinhtedothi - Vụ việc một du khách tử vong khi tham gia bay dù đôi tại bán đảo Sơn Trà (TP Đà Nẵng) chiều 8/7 tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác đảm bảo an toàn trong các loại hình du lịch mạo hiểm. Trong bối cảnh Đà Nẵng đang hướng tới xây dựng hình ảnh điểm đến an toàn - văn minh - thân thiện, đây là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với cả cơ quan quản lý Nhà nước lẫn các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ