Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nêu rõ, sau 6 năm thực hiện, Đề án đã mang lại những kết quả tích cực góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; bảo đảm cân đối cung cầu, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội phục vụ đời sống của gần 100 triệu người dân Việt Nam.
Toàn cảnh hội nghị tổng kết phát triển thị trường trong nước gắn với hàng Việt |
Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, hiện hàng Việt chiếm tỷ lệ cao trong các cơ sở phân phối của doanh nghiệp trong nước (trên 90%), tại các hệ siêu thị nước ngoài, chiếm từ 60 - 96%. Đối với kênh bán lẻ truyền thống, tỷ lệ hàng Việt tại các chợ, cửa hàng tiện lợi chiếm từ 60% trở lên.
Đề án đã thiết lập trên 100 điểm bán hàng Việt Nam cố định và bền vững với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” tại 61 địa phương trên cả nước, cơ bản hoàn thành mục tiêu đến năm 2020. 100% các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương triển khai trên địa bàn Chương trình xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam. Ngoài ra, Bộ đã tổ chức gần 70 hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa sản xuất trong nước; tổ chức gần 100 lớp đào tạo về kỹ năng bán hàng, mở rộng thị trường cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ kinh doanh Việt Nam.
Đại biểu tham quan gian hàng trưng bày hàng Việt tại hội nghị |