Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hành động quyết liệt để bảo vệ bản quyền báo chí

Kinhtedothi - Ngày 5/11, tại TP Hồ Chí Minh, Cục Báo chí, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) đã tổ chức diễn đàn “Bảo vệ bản quyền các tác phẩm báo chí”.
Công sức của cơ quan báo chí đang bị ăn cắp công khai

Theo Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ Lê Xuân Trung, vấn đề xâm phạm bản quyền tác phẩm báo chí hiện nay rất phổ biến, công khai... dưới nhiều hình thức như dẫn lại, trích nguồn... Việc vi phạm bản quyền các tác phẩm báo chí hiện để lại những hậu quả nghiêm trọng, cơ quan báo chí bị thất thu về mặt kinh tế, uy tín, thương hiệu, trong khi đó đối tượng xâm hại không phải đầu tư công sức mà vẫn ngang nhiên hưởng thành quả lao động của các đơn vị nắm bản quyền. Trong 7 năm, báo Tuổi Trẻ nhận được 350 công văn xin khai thác thông tin, nhiều nhất là các trang thông tin điện tử.
 Tổng Biên tập báo Kinh tế&Đô thị Nguyễn Minh Đức phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: Huy Khánh
Trong khi đó, Thư ký tòa soạn báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh Đinh Đức Thọ cho biết, báo Pháp Luật TP Hồ Chí Minh đang là nạn nhân của tình trạng xâm phạm bản quyền tác phẩm báo chí diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Có tác phẩm báo chí trên báo Pháp Luật TP Hồ Chí Minh phải đầu tư hơn 2 tháng để hoàn thành nhưng chỉ vừa xuất bản là đã có báo lấy lại nguyên văn. Báo Pháp Luật TP Hồ Chí Minh phát hiện, đã gọi điện thoại yêu cầu gỡ xuống, đơn vị vi phạm không hợp tác, chỉ đến khi làm mạnh thì mới chịu gỡ. Đối tượng xâm phạm tác quyền các tác phẩm báo chí của báo Pháp Luật TP Hồ Chí Minh nhiều nhất vẫn là các trang thông tin 3 không (không có địa chỉ, không có cơ quan chủ quản, không biết ai là chủ)...

Cũng liên quan vấn đề bản quyền tác phẩm báo chí, Phó ban kiểm tra VTV Nguyễn Thanh Vân cho biết, chỉ tính trong vòng 30 ngày gần đây, các chương trình gameshow giải trí của VTV có 94.000 lượt vi phạm; các chương trình thiếu nhi có gần 50.000 lượt xâm phạm. Bên xâm phạm sử dụng chương trình của VTV phát lại trên các nền tảng khác, thu lợi nhuận kinh tế. Bên xâm phạm còn lồng ghép sản phẩm của họ vào chương trình của VTV, việc xâm phạm tác quyền không đơn thuần chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn có yếu tố chính trị.

Tự phát bảo vệ

Chia sẻ về cách đối phó với tình trạng xâm phạm bản quyền các tác phẩm báo chí, ông Đinh Đức Thọ cho biết: “Từ thực tiễn, vi phạm của các cơ quan đồng nghiệp, trang thông tin điện tử, những trang web 3 không, tài khoản mạng xã hội, báo Pháp Luật TP Hồ Chí Minh đã thành lập tổ bản quyền, có trách nhiệm rà soát phát hiện kịp thời các xâm phạm, lập danh sách các đơn vị xâm phạm... báo về tổ kỹ thuật, xác định địa chỉ trang web, địa chỉ đơn vị xâm phạm. Sau đó, sử dụng biện pháp linh hoạt, gọi điện... yêu cầu gỡ, gửi công văn yêu cầu chấm dứt sử dụng, yêu cầu trả tiền, đề nghị xử lý, nếu nghiêm trọng tính đến khởi kiện ra toà, đưa lên mặt báo... mục đích cuối cùng bảo vệ lợi ích của báo. Sau 4 tháng có hiệu quả, chấm dứt hoạt động xâm phạm tác quyền. “Tuy nhiên, đối với những trang web 3 không chúng tôi bó tay, dạng này nhan nhản trên mạng”- ông Đinh Đức Thọ chia sẻ.

Ông Lê Xuân Trung chia sẻ về quy trình xử lý của báo Tuổi Trẻ: “Khi phát hiện lần đầu, chúng tôi nhắc nhở, yêu cầu gỡ các thông tin vi phạm. Nếu yêu cầu gỡ bài đơn vị xâm phạm không thực hiện, bước tiếp theo chúng tôi phát công văn cảnh báo. Nếu tiếp tục phớt lờ chúng tôi làm công văn kiến nghị cơ quan quản lý Nhà nước giải quyết”.

Giải pháp nào cho vấn đề bản quyền các tác phẩm báo chí?

Sáng lập viên trang thông tin điện tử VNBiz Lê Hồng Kỹ cho biết, bản thân DN của ông là công ty khởi nghiệp, mảng thông tin tổng hợp là một phần trong công việc làm ăn của DN.

Ông Lê Hồng Kỹ bộc bạch: “Bản thân DN có vi phạm bản quyền nhưng chưa đối mặt vụ kiện nào nhưng từ đầu 2020, nhận thấy mô hình kinh doanh không thể dựa trên sự vi phạm nên đã chấm dứt sự xâm phạm. Chúng tôi hợp tác mua bản quyền thông tin trong nước và quốc tế phù hợp nhu cầu của chúng tôi”. Ông Lê Hồng Kỹ cũng dẫn lại một số liệu về doanh số quảng cáo hàng năm ở Việt Nam khoảng 6.000 tỷ đồng, trong đó 2 nền tảng Facebook và Google hưởng 80%. Dựa trên các nền tảng công nghệ, nhiều chủ thể khai thác, sử dụng thông tin trên báo chí chính thống để kiếm tiền và tình trạng này hết sức phổ biến. Bản thân VNBiz cũng là nạn nhân. Ông Lê Hồng Kỹ đề xuất, muốn chống lại nạn xâm phạm bản quyền cần phải có một tổ chức chuyên nghiệp như cách một số hội ngành nghề đã làm. Tổ chức bảo vệ tác quyền các tác phẩm báo chí có trách nhiệm thay mặt cơ quan báo chí, tác giả để làm việc với bên xâm phạm và xử lý các vấn đề phát sinh.

"Cơ quan cơ quan báo chí, DN công nghệ cần phải liên kết với nhau để chiến đấu bảo vệ quyền lợi. Ngay cơ quan báo chí chưa thực hiện hết quyền của mình được pháp luật bảo hộ. Phải nâng cao nhận thức về quyền, bảo vệ quyền chính đáng. Các anh nói nhiều đến liên minh bảo vệ tác quyền, bản thân các báo phải cam kết không vi phạm. Từ đây cơ quan báo chí phải xem bảo vệ tác quyền là vấn đề quan trọng không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề chính trị. " - Thứ trưởng Bộ TT-TT Hoàng Vĩnh Bảo


"Nếu 10 - 20 năm trước, việc các bài báo được lấy lại là vinh dự thì nay nhận thức đã khác, chúng ta mất đi tài sản, lợi ích kinh tế, thương hiệu. Chúng tôi đối diện vấn đề này vài năm rồi, có một trang thông tin điện tử của một DN bất động sản, họ đã lấy và sử dụng thông tin của báo Kinh tế&Đô thị mà không xin phép.

Sau khi bị phát hiện, DN này đề xuất xin đền bù, đàm phán chấm dứt vi phạm. Cần nhận diện được vi phạm, kể cả cơ quan Nhà nước cũng vi phạm, hội nghề nghiệp lấy thông tin tràn lan... Vấn đề đặt ra là bảo vệ tác quyền tác phẩm báo chí bằng cách nào? Tại sao chúng ta không học các hội nghề khác, ủy quyền cho bên thứ 3 bảo vệ quyền lợi chuyên nghiệp. Đã đến lúc cần áp dụng công nghệ để bảo vệ bản quyền.

Cục Báo chí có Cục Bảo vệ bản quyền, có chế tài quản lý Nhà nước là lợi thế, nên giao cho Cục Bảo vệ bản quyền làm đại diện để bảo vệ quyền lợi của các tờ báo, các tờ báo nộp phí. Ngoài ra, cũng cần rà soát lại cơ chế, chính sách về vấn đề bảo vệ tác quyền." - Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Minh Đức

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

12 Jul, 10:01 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, Đảng bộ Công an phường Hải Châu (Đà Nẵng) tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội đầu tiên kể từ khi Đảng bộ được thành lập trên cơ sở sáp nhập 5 Chi bộ Công an các phường: Hải Châu 1, Phước Ninh, Thạch Thang, Thuận Phước và Thanh Bình, theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

12 Jul, 04:31 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, nhân dịp Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên và tặng quà người có công với cách mạng.

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

12 Jul, 09:53 AM

Kinhtedothi - Trải qua 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng An ninh nhân dân luôn là thanh kiếm sắc bén, lá chắn vững chắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

12 Jul, 09:51 AM

Kinhtedothi - Ngày 1/7/2025, hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình chính thức hợp nhất, mở ra một chương phát triển mới cho vùng đất giàu truyền thống lịch sử và cách mạng. Với tên gọi chung là tỉnh Hưng Yên, địa phương này đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035, hướng tới một không gian phát triển bền vững, hiện đại và thông minh.

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

11 Jul, 11:10 PM

Kinhtedothi - Chiều 11/7, tại xã Phát Diệm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân và 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ