Từ trước đến nay khí thải từ phương tiện giao thông sử dụng động cơ khí đốt trong luôn được xem là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường và làm biến đổi khí hậu toàn cầu. Tuy nhiên, trên thực tế tình trạng hao mòn lốp và phanh còn có thể gây ra mức độ ô nhiễm cao hơn gấp nhiều lần.
Kết luận này được đưa ra bởi Emissions Analytics (EA) - một hãng chuyên cung cấp dữ liệu và thực hiện các thử nghiệm độc lập đẻ đánh giá mức khí thải trong thực tế. Theo đó, EA khẳng định sự ăn mòn lốp xe còn gây ô nhiễm nhiều hơn gấp 1.000 lần so với khí thải của một chiếc xe ô tô.
Để đi đến kết luận này, EA đã thực hiện một số thí nghiệm hao mòn lốp xe thông qua việc sử dụng một chiếc hatchback gia đình loại phổ biến hiện nay. Chiếc xe này được lắp một bộ lốp mới và bơm đúng áp suất. Kết quả cho thấy cứ sau mỗi km đường đi, xe lại thải ra 5,8 gram hạt bụi, cao hơn nhiều so với giới hạn khí xả được quy định là 4,5 gram/km.
NEE chiếm tới 60% lượng bụi mịn PM2,5 trong không khí. |
Trước đó, một báo cáo năm 2019 của Ủy ban chuyên gia về chất lượng không khí thuộc Vương quốc Anh cũng đã chỉ ra rằng NEE - sự phát thải các loại hạt vào không khí từ quá trình ăn mòn phanh, lốp và bề mặt đường là một nguồn phát sinh bụi mịn chủ yếu trong giao thông. Trên thực tế NEE chiếm tới 60% lượng bụi mịn PM2,5 và 73% lượng bụi mịn PM10.
Ông Nick Molden - Giám đốc điều hành EA nhận định: “Thách thức hiện nay đối với ngành công nghiệp ô tô cũng như các nhà làm luật là chưa có bất cứ quy định hay chế tài nào liên quan đến nguồn ô nhiễm NEE mới này. Bên cạnh việc tập trung vào khí phát thải, chúng ta cần sử dụng loại lốp chất lượng tốt, được bơm đủ áp suất để giảm ô nhiễm gây ra bởi sự hao mòn lốp và phanh”.