Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi đều phải thở máy

Kinhtedothi - Ngày 29/3, Đoàn Công tác của Bộ Y tế do GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại Bệnh viện (BV) Phụ sản - Nhi Đà Nẵng.

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0 - 9 tháng tuổi chiếm 6,25%.

Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine); 6,21% trường hợp chưa đến tuổi tiêm; 14,2% trường hợp không nhớ tiền sử tiêm chủng và 54,03% trường hợp chưa tiêm vaccine.

Đoàn Công tác của Bộ Y tế kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại BV Phụ sản - Nhi Đà Nẵng.

Tính đến 17 giờ ngày 28/3/2025, tiến độ tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi các nhóm tuổi: từ 6 - 9 tháng là 30,92%; từ 1 - 5 tuổi là 26,46%; từ 6 - 10 tuổi là 53,87%.

PGS.TS Trần Thị Hoàng - Phó Giám đốc BV Phụ sản - Nhi Đà Nẵng cho biết, từ năm 2024 đến nay đã ghi nhận 1.921 ca mắc sởi đến BV. Trong đó, năm 2024 ghi nhận 999; năm 2025 ghi nhận 922 ca mắc. Tỷ lệ mắc cao nhất là trẻ nhỏ hơn 9 tháng tuổi, hầu như các ca này phải thở máy trong quá trình điều trị.

Để ứng phó với dịch sởi, BV đã tiếp nhận, phân luồng, khám sàng lọc người bệnh sởi ngay từ cổng chính. Hiện nay, BV có 4 khoa đang điều trị bệnh sởi. Trong đó, ca sởi có dấu hiệu nguy kịch đưa vào Khoa Cấp cứu; ca sởi nhẹ/trung bình đưa vào Khoa Y học nhiệt đới.

Cùng với đó, BV chỉ định xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên phù hợp và kịp thời phát hiện ca bệnh, rà soát tiêu chuẩn nhập viện, chăm sóc và điều trị người bệnh theo đúng phác đồ, phát hiện sớm biến chứng và các dấu hiệu chuyển nặng, can thiệp y tế và hỗ trợ điều trị kịp thời (IVIG, lọc máu, ECMO, thở máy…).

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thăm hỏi, động viên gia đình có trẻ mắc sởi điều trị tại BV Phụ sản - Nhi Đà Nẵng.

Đồng thời, BV đã tham mưu Sở Y tế phân cấp điều trị và chuyển tuyến theo mức độ nặng của bệnh; tư vấn và tiêm vaccine chủ động cho người bệnh khám và điều trị; phân loại và quản lý nguy cơ ở người bệnh phơi nhiễm sởi...

Tuy nhiên, BV đang giai đoạn sửa chữa nên phải phân tán bệnh nhân thành 3 khu vực, dẫn đến khó khăn về điều phối nguồn nhân lực và trang thiết bị khi bệnh nhân sởi tăng cao…

Nâng cao nhận thức để người dân đưa trẻ đi tiêm

Đánh giá cao việc phân loại, thu dung ở BV Phụ sản - Nhi Đà Nẵng khoa học, bố trí riêng một khu để điều trị bệnh nhi nhiễm sởi, TS Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (KCB), Bộ Y tế cho rằng, BV cần bám sát theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sởi mới nhất vừa được Bộ Y tế ban hành.

Từ đó, để BV thực hiện tốt công tác chỉ đạo tuyến với các BV tuyến dưới, tăng cường phòng chống lây nhiễm chéo trong cơ sở KCB, chú trọng tới việc thông khí trong buồng bệnh. “Sở Y tế Đà Nẵng chỉ đạo các BV rà soát tiêm cho các bệnh nhi đang nằm điều trị nội trú; đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức người dân về bệnh sởi ở các ca nhẹ và trung bình” - TS Nguyễn Trọng Khoa nhấn mạnh.

Đoàn công tác đề nghị các đơn vị truyền thông mạnh mẽ để nâng cao nhận thức người dân đưa trẻ đi tiêm chủng.

Đồng quan điểm, Phó Cục trưởng Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) Võ Hải Sơn cho hay, tính tới thời điểm hiện tại cả nước đã ghi nhận trên 54.000 ca nhiễm sởi. Tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Để triển khai đồng bộ và hiệu quả công tác phòng chống dịch, cần sự vào cuộc của chính quyền địa phương, truyền thông mạnh mẽ để nâng cao nhận thức người dân đưa trẻ đi tiêm chủng.

Đánh giá cao sự vào cuộc tích cực chủ động của BV trong điều trị bệnh sởi nói riêng và bệnh truyền nhiễm nói chung, đặc biệt là phân luồng, sàng lọc, cách ly người bệnh ngay tại phòng khám, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế và BV thực hiện nghiêm công điện, văn bản của Thủ tướng, Bộ Y tế. Đặc biệt, đến ngày 15/4, sau khi chiến dịch tiêm chủng kết thúc, đơn vị nào còn ca bệnh, Bộ Y tế sẽ báo cáo Chính phủ.

Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, Sở Y tế rà soát kỹ các đối tượng để tiêm bổ sung và tiêm cho 100% nhân viên y tế là các đối tượng có nguy cơ nhiễm cao trong chiến dịch tiêm chủng.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn phát biểu tại buổi kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại BV Phụ sản - Nhi Đà Nẵng.

Đơn vị lên kế hoạch cụ thể chuẩn bị các tình huống, sẵn sàng ứng phó; quan tâm đảm bảo đủ thuốc men, vật tư y tế, trang thiết bị y tế phù hợp với từng mức độ, quy mô, kịp thời đáp ứng với tình hình dịch bệnh sởi và các bệnh truyền nhiễm khác trong mọi tình huống.

Sở Y tế, BV và các đơn vị liên quan tăng cường truyền thông đa phương tiện, thông tin phải chính xác để người dân hiểu hơn về bệnh dịch, đưa trẻ đi tiêm chủng, phòng ngừa lây nhiễm sởi.

“Sở Y tế và TP Đà Nẵng cần rà soát lại các đối tượng trong độ tuổi của chiến dịch để tiêm đủ, tiêm đúng đối tượng. Ngoài ra, Sở Y tế tăng cường dự báo nguy cơ dịch sởi và các dịch bệnh khác để kịp thời phản ứng phòng chống dịch sớm và kịp thời” - Thứ trưởng Bộ Y tế lưu ý.

Hà Nội: Thêm 131 ca mắc sởi

Hà Nội: Thêm 131 ca mắc sởi

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội ghi nhận 1.247 ca mắc sởi

Hà Nội ghi nhận 1.247 ca mắc sởi

31 Mar, 10:13 PM

Kinhtedothi - Tối 31/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua, toàn TP ghi nhận 189 trường hợp sởi tại 28 quận, huyện.

Hà Nội cụ thể hóa quy định của Luật Thủ đô về chăm sóc sức khỏe Nhân dân

Hà Nội cụ thể hóa quy định của Luật Thủ đô về chăm sóc sức khỏe Nhân dân

31 Mar, 03:29 PM

Kinhtedothi - Thời gian qua, xác định rõ vai trò và nhiệm vụ trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân, ngành y tế Thủ đô đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ; cụ thể hóa các quy định liên quan đến y tế trong Luật Thủ đô 2024 để đưa vào thực tiễn. Trong đó, nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật cao, hiện đại đã làm nên thương hiệu bệnh viện (BV).

Đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm ung thư

Đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm ung thư

31 Mar, 08:07 AM

Kinhtedothi - Sở Y tế Hà Nội đã ban hành kế hoạch phòng chống ung thư trên địa bàn Hà Nội nhằm kiểm soát yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm, quản lý điều trị, hạn chế sự gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh, tử vong sớm do ung thư.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ