Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

“Hậu phương” của người anh hùng áo vải

Kinhtedothi - Cuốn sách viết về “hậu phương” của người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ mà Hội Di sản văn hóa Thăng Long – Hà Nội vừa cho ra mắt mang tựa đề “Hoàng hậu Lê Ngọc Hân và tấm lòng tri ân của hậu thế”.
Tựa sách ấy đã phần nào nói được những góc nhìn về thân phận và sự nghiệp của một con người mà bấy lâu nay giới làm nghiên cứu vẫn cất công tìm kiếm và “làm sống lại”.

 Không phải vô cớ khi nói rằng, cuốn sách 160 trang này là cả một sự dày công của người làm sách. Bởi chỉ ở phần 1 – “Cuộc đời, sự nghiệp của Công chúa – Hoàng hậu Lê Ngọc Hân” đã là kết quả của một cuộc hội thảo lớn với sự tham gia của hơn 100 nhà khoa học, cán bộ quản lý văn hóa và chính quyền địa phương. Những bài viết ấy có thể xem là công trình nghiên cứu của các học giả như: GS Vũ Khiêu, GS Trần Quốc Vượng… Phần 2 – “Khu tưởng niệm Hoàng hậu Lê Ngọc Hân đã được xây dựng ở xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội” và phần 3 -  “Đền Ghềnh ở phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP Hà Nội – nơi thờ Hoàng hậu Lê Ngọc Hân” cũng vậy, đều là những sự dày công không chỉ trong nghiên cứu và cả việc phục dựng nơi tưởng nhớ vị hoàng hậu có công với đất nước này. Như nhận xét của PGS.TS Nguyễn Văn Nhật – Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam: Cuốn sách nêu tương đối toàn diện và khá rõ nét về Công chúa – Hoàng hậu Lê Ngọc Hân và các nơi chính thờ cúng bà. “Do hoàn cảnh lịch sử và sự trả thù của nhà Nguyễn đối với Tây Sơn, nên có những tài liệu và truyền thuyết nói về Lê Ngọc Hân còn có điểm chưa thống nhất. Từ kết quả cuộc hội thảo khoa học, với các bài nghiên cứu nghiêm túc và cẩn trọng, chúng ta đã nhận diện chân thực về cuộc đời, sự nghiệp của bà. Danh nhân Lê Ngọc Hân đã được đặt tên cho nhiều trường học, đường phố tại Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Bình Định… Khu Di lăng, đền thờ Lê Ngọc Hân ở xã Ninh Hiệp và đền Ghềnh (ở Hà Nội), cũng như việc phụng thờ Lê Ngọc Hân tại các di tích về anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ là sự tôn vinh của Nhân dân đối với nữ danh nhân của đất nước” – ông Nhật khẳng định.

Dù tự nhận còn có những hạn chế và khiếm khuyết, song cuốn sách do TS Lưu Minh Trị, Nguyễn Văn Trịnh và Nguyễn Huy Việt đồng chủ biên này thực sự là một tư liệu quý.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội còn có thêm một mùa...

Hà Nội còn có thêm một mùa...

30 Jun, 06:07 AM

Kinhtedothi -  Hà Nội luôn lưu dấu tim yêu những người đã từng sống ở mảnh đất này bởi phong vị riêng có. Mỗi góc phố, mỗi con đường đều gợi nhớ bao ký ức thân thương với bốn mùa mưa nắng. Và Hà Nội trong tôi còn có thêm một mùa, đó là mùa nhớ.

Câu chuyện cuộc sống: tiếng nói của trái tim

Câu chuyện cuộc sống: tiếng nói của trái tim

27 Jun, 06:32 AM

Kinhtedothi - Tuấn nhớ như in ngày hôm đó, bố mẹ bị lũ cuốn đi, cậu may mắn bám được vào một cành cây, phía dưới là dòng nước lũ đang chảy xiết. Tưởng chừng như mọi thứ trở nên bế tắc thì một bàn tay đã chìa ra cứu Tuấn.

Thong dong gánh Hè mát lành

Thong dong gánh Hè mát lành

25 Jun, 06:28 AM

Kinhtedothi - Hà Nội đâu chỉ có những tòa nhà cao chót vót, tiếng còi xe ngày đêm, những giờ tan tầm đường chật như nêm người, những quán xá đông đúc, ồn ào hay những ánh đèn nhà hàng, quán ăn sang trọng...

Chắp cánh tương lai

Chắp cánh tương lai

22 Jun, 06:30 AM

Kinhtedothi - Những ngày này, khắp các diễn đàn về học tập đều nổi lên cơn sốt điểm vào trường chuyên. Các bậc phụ huynh nóng lòng chờ đợi điểm thi, điểm chuẩn, bàn tán sôi nổi chuyện học trường nào, lớp nào,…3 năm trước, Hân cũng từng trải qua cảm giác như các các bậc phụ huynh có con thi vào lớp 10 năm nay.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ