Liên quan đến nội dung ô nhiễm môi trường, xử lý nước thải, các đại biểu đặt vấn đề: Tình hình thực hiện xây dựng và vận hành các trạm xử lý nước thải tập trung tại các cụm công nghiệp theo chỉ tiêu Nghị quyết HĐND những khó khăn, vướng mắc và phương hướng, giải pháp trong thời gian tới; hiệu quả của các công trình xử lý chất thải tại các khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung do Sở Công thương làm chủ đầu tư bằng ngân sách Thành phố sau đó giao lại cho doanh nghiệp quản lý, vận hành.
Theo Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Lê Hồng Thăng, Tính đến 30/6/2014, trên địa bàn Thành phố có 42 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động (lấp đầy diện tích), có 7/42 cụm công nghiệp đã được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn quốc gia; chiếm 16,7% (chỉ tiêu năm 2014 là 20%). Có 41 cụm công nghiệp đang triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật và thu hút đầu tư; 8/41 cụm công nghiệp đã xây dựng hệ thống hào thu gom, bể chứa, bể lắng (chưa đầu tư lắp đặt thiết bị xử lý nước thải nên chưa đưa vào vận hành khai thác). Các cụm công nghiệp có trạm xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn quốc gia có giá thu xử lý nước thải từ 8.000 đồng/m3 đến 11.000 đồng/m3 (riêng cụm công nghiệp Ngọc Hồi có giá thu đến hết năm 2013 là 4.217đồng/m3, chưa có chi phí khấu hao tài sản); hiện Trung tâm phát triển cụm công nghiệp Thanh Trì đang xây dựng phương án thu giá xử lý nước thải năm 2014 và những năm tiếp theo gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND huyện phê duyệt để làm căn cứ ký hợp đồng với các doanh nghiệp xả thải trong cụm công nghiệp.
Thực hiện chương trình số 07-CTr/TU ngày 18/10/2011 của Thành ủy Hà Nội; giai đoạn 2011-2015 đảm bảo các khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải, rác thải đảm bảo quy chuẩn; Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 22/5/2012 của UBND Thành phố về việc quản lý ô nhiễm môi trường công nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2015 phấn đấu: các cụm công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Thành phố có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, có trạm xử lý nước thải tập trung, khu xử lý chất thải rắn đảm bảo môi trường. Ngày 02/12/2013, UBND TP ban hành Quyết định số 7209/QĐ-UBND phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2015; thành lập Ban chỉ đạo triển khai Đề án; Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 24/3/2014 triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại 07 cụm công nghiệp.
Ngân sách Thành phố hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng các hạng mục: Hệ thống thu gom, bể chứa, lắng, lọc, nhà vận hành và hàng rào bảo vệ trạm xử lý nước thải; chủ đầu tư các cụm công nghiệp thực hiện đầu tư thiết bị, công nghệ, nguyên vật liệu đảm bảo vận hành thường xuyên hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Hiện nay, có 07 đơn vị chủ đầu tư đang triển khai lập và phê duyệt dự án để khởi công xây dựng trong 6 tháng cuối năm 2014, đưa vào khai thác và vận hành cuối năm 2014 và năm 2015 nhằm thực hiện Nghị quyết số 18/2013/NQ-HĐND ngày 03/12/2013 của HĐND Thành phố.
Giám đốc Sở Công thương cho biết, hiện nay, có một số khó khăn như: Trước thời điểm thực hiện thông tư số 08/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên môi trường, các địa phương chỉ tập trung thu hút các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp vào cụm công nghiệp, vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải công nghiệp còn bị coi nhẹ, mặt khác do điều kiện kinh tế nên nhiều cụm công nghiệp được xây dựng nhưng không được quy hoạch trạm xử lý nước thải tập trung (có tới 45% số cụm công nghiệp được thành lập không có quy hoạch hệ thống xử lý nước thải tập trung). Những cụm có quy hoạch thì chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng vẫn để các doanh nghiệp đi vào hoạt động, rất ít cụm công nghiệp triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
Trong giai đoạn suy thoái kinh tế hiện nay, việc các chủ đầu tư phải bố trí một phần vốn không nhỏ để triển khai dự án đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải là hết sức khó khăn, đặc biệt là ở các cụm công nghiệp do UBND huyện làm chủ đầu tư. Ý thức chung bảo vệ môi trường của doanh nghiệp thứ phát và các hộ sản xuất công nghiệp trong cụm còn hạn chế, công tác kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa triệt để trong thời gian đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp.
Các cụm công nghiệp do UBND cấp huyện, cấp xã làm chủ đầu tư, chưa được thành lập Trung tâm phát triển cụm công nghiệp để quản lý hoạt động sau đầu tư gặp khó khăn trong việc xây dựng phương án, đơn giá cung cấp các dịch vụ tiện ích trong cụm công nghiệp như bảo vệ, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, chiếu sáng, xử lý nước thải, chất thải, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ tiện ích khác… nhằm duy trì hoạt động của các cụm công nghiệp một cách bền vững, hiệu quả.
Phương hướng, giải pháp trong thời gian tới, thực hiện Đề án tại Quyết định số 7209/QĐ-UBND ngày 02/12/2013, năm 2014 triển khai đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tại: 7 cụm công nghiệp; năm 2015 triển khai đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tại: 9 cụm công nghiệp; nâng tổng số cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động có trạm xử lý nước thải tập trung là 23/42 cụm công nghiệp (đạt trên 50%).
UBND TP đã chỉ đạo các Sở, ngành của Thành phố tiến hành rà soát các cụm công nghiệp phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển cụm công nghiệp đến năm 2030, yêu cầu hoàn thành rà soát trước ngày 15/7/2014, để tham mưu với UBND Thành phố ban hành kế hoạch tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung đối với các cụm công nghiệp có quy hoạch quỹ đất xây dựng hoặc có thể mở rộng đất để xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Đối với các cụm công nghiệp không có quy hoạch, không mở rộng được quỹ đất để đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung hoặc việc đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung không phù hợp thì xây dựng phương án yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong cụm công nghiệp phải có phương án tự xử lý nước thải trong doanh nghiệp, đạt tiêu chuẩn trước khi xả thải ra môi trường...
Về hiệu quả của các công trình xử lý chất thải tại các khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung do Sở Công thương làm chủ đầu tư, Giám đốc Sở Công thương Hà Nội nói: Trong quá trình đầu tư, Chủ đầu tư các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm (GM GSGC) trực tiếp là thành viên của Ban Quản lý dự án, các cơ sở tham gia từ khi lập dự án, thiết kế kỹ thuật thi công, giám sát chất lượng, nghiệm thu công trình; các cơ sở cũng được đào tạo về vận hành trang thiết bị xử lý chất thải. Do do, sau khi bàn giao công trình, cơ bản các hạng mục hoạt động đồng bộ, các cơ sở GM GSGC đã tiếp nhận, vận hành hệ thống theo quy trình.
Kết quả đầu tư hạng mục xử lý chất thải cho 4 cơ sở giết mổ gia súc gia cầm đã hoàn thành đúng tiến độ, khi vận hành đạt các tiêu chuẩn về môi trường, chất lượng nước thải sau quá trình xử lý đạt tiểu chuẩn cột B QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, đảm bảo chất lượng nước thải theo quy định về môi trường. Công suất của các hạng mục xử lý chất thải đảm bảo xử lý lượng nước thải theo quy mô, công suất của các nhà máy đã được phê duyệt (Công ty Vinh Anh: 250m3/ngày đêm; Công ty TNHH Minh Hiền: 450 m3/ngày đêm; Công ty Hapro 300 m3/ngày đêm; Cty Foodex: 350 m3/ngày đêm).
Dự án hoàn thành đã giải quyết được những bức xúc liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường của khu vực dân cư trên địa bàn, góp phần xóa bỏ các cơ sở giết mổ thủ công trên địa bàn 10 quận nội thành.
Các cơ sở sau khi đầu tư đã đáp ứng yêu cầu về quy hoạch tạo ra nguồn thực phẩm an toàn, góp phần nâng cao sức khỏe, thay dổi dần thói quen tiêu thụ theo hướng tích cực của người tiêu dùng. Ngoài ra, với hệ thống xử lý chất thải đồng bộ đã làm tăng thương hiệu của doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã ký kết được nhiều hợp đồng cung cấp thực phẩm gia súc, gia cầm có một số siêu thị lớn trên địa bàn Thành phố Hà Nội như: Siêu thị Metro; Big C; CO.OP Mart; các quầy thực phẩm sạch dân sinh...
Các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm đều ủng hộ tích cực việc hỗ trợ hệ thống xử lý nước thải của Thành phố, các dự án do Thành phố đầu tư đồng bộ với dây truyền giết mổ và chế biến các sản phẩm từ thịt gia súc gia cầm. Các cơ sở đang từng bước phát huy nâng cao công suất giết mổ. Tuy nhiên, do các cơ sở giết mổ thủ công nhỏ lẻ không đảm bảo vệ sinh môi trường cạnh tranh quyết liệt về giá thành nên các doanh nghiệp có kiến nghị Thành phố sớm có biện pháp thu gom các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ không đảm bảo vệ sinh môi trường vào các cơ sở giết mổ tập trung có hệ thống xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường nhằm phát huy hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp cũng như nguồn hỗ trợ từ ngân sách Thành phố....
Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Lê Hồng Thăng trả lời chất vấn các câu hỏi của ĐB HĐND thành phố. |
Trong giai đoạn suy thoái kinh tế hiện nay, việc các chủ đầu tư phải bố trí một phần vốn không nhỏ để triển khai dự án đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải là hết sức khó khăn, đặc biệt là ở các cụm công nghiệp do UBND huyện làm chủ đầu tư. Ý thức chung bảo vệ môi trường của doanh nghiệp thứ phát và các hộ sản xuất công nghiệp trong cụm còn hạn chế, công tác kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa triệt để trong thời gian đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp.
Các cụm công nghiệp do UBND cấp huyện, cấp xã làm chủ đầu tư, chưa được thành lập Trung tâm phát triển cụm công nghiệp để quản lý hoạt động sau đầu tư gặp khó khăn trong việc xây dựng phương án, đơn giá cung cấp các dịch vụ tiện ích trong cụm công nghiệp như bảo vệ, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, chiếu sáng, xử lý nước thải, chất thải, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ tiện ích khác… nhằm duy trì hoạt động của các cụm công nghiệp một cách bền vững, hiệu quả.
Phương hướng, giải pháp trong thời gian tới, thực hiện Đề án tại Quyết định số 7209/QĐ-UBND ngày 02/12/2013, năm 2014 triển khai đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tại: 7 cụm công nghiệp; năm 2015 triển khai đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tại: 9 cụm công nghiệp; nâng tổng số cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động có trạm xử lý nước thải tập trung là 23/42 cụm công nghiệp (đạt trên 50%).
UBND TP đã chỉ đạo các Sở, ngành của Thành phố tiến hành rà soát các cụm công nghiệp phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển cụm công nghiệp đến năm 2030, yêu cầu hoàn thành rà soát trước ngày 15/7/2014, để tham mưu với UBND Thành phố ban hành kế hoạch tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung đối với các cụm công nghiệp có quy hoạch quỹ đất xây dựng hoặc có thể mở rộng đất để xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Đối với các cụm công nghiệp không có quy hoạch, không mở rộng được quỹ đất để đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung hoặc việc đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung không phù hợp thì xây dựng phương án yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong cụm công nghiệp phải có phương án tự xử lý nước thải trong doanh nghiệp, đạt tiêu chuẩn trước khi xả thải ra môi trường...