Hệ luỵ tai hại của bê bối vaccine

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sau 8 năm, đất nước Trung Quốc lại bị rúng động bởi vụ bê bối liên quan đến sức khoẻ con người.

Những thông tin chính thức của chính phủ Trung Quốc cho thấy vụ việc kéo dài trong nhiều năm, tác động tai hại trực tiếp tới hàng triệu người dân, các cơ quan chính phủ Trung Quốc đã biết từ lâu nhưng mãi giờ mới công bố thông tin.
Hệ luỵ tai hại của bê bối vaccine - Ảnh 1
8 năm trước là vụ sữa bột nhiễm melamine làm ít nhất 300.000 trẻ em nhiễm bệnh và 6 trẻ em tử vong. Bây giờ là chuyện đường dây vận chuyển và mua bán trái phép khối lượng lớn vác xim, sử dụng vác xim đã quá hạn sử dụng và không được bảo quản đúng quy cách từ năm 2010 trở lại đây, liên quan đến 25 loại vác xim cho cả trẻ em lẫn người lớn, tổng giá trị lên tới 88 triệu USD. Năm ngoái, chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ hai người bị coi là nghi phạm chính. Nhưng ngày 24.3 vừa qua, chính quyền Trung Quốc cho biết đã bắt giữ tổng cộng trên 130 nghi phạm. Về mọi phương diện, vu tai tiếng này vượt xa những vụ tai tiếng và bê bối trước đó liên quan đến y tế và sức khoẻ con người.

Hệ luỵ của vụ việc rất tai hại đối với chính quyền và người dân ở Trung Quốc. Nó đã ảnh hưởng trực tiếp tới hàng triệu người dân và số lượng người bị ảnh hưởng chắc chắn sẽ còn tăng thêm bởi chắc chắc quy mô của đường dây này chưa phải như chính quyền công khai công bố. Nó lại một lần nữa bộc lộ những kẽ hở và bất cập trong luật pháp, những yếu kém trong quản lý trên lĩnh vực dược phẩm, từ sản xuất kinh doanh đến xuất nhập khẩu và tiêu thụ, từ vận chuyển đến phân phối, từ bảo quản đến sử dụng. Đất nước Trung Quốc rộng lớn và dân Trung Quốc đông như thế mà pháp luật và quản lý lại như vậy thì tiêu cực không thể tránh khỏi và bê bối, tai tiếng không thể không xảy ra. Từ đó có thể thấy vụ bê bối này lại một lần nữa dóng lên ở Trung Quốc hồi còi báo động khẩn cấp mới về luật pháp và quản lý, về văn hoá kinh doanh và đạo đức xã hội.
Hệ luỵ tai hại của bê bối vaccine - Ảnh 2
Vụ việc gây hệ luỵ tai hại khi chính quyền Trung Quốc bị dân chúng coi là đã bưng bít thông tin để che đậy sự thật. Cho dù có biện bạch kiểu gì thì chính quyền Trung Quốc vẫn không thể tránh khỏi tình trạng "tình ngay, lý gian". Chính quyền đã công bố phát giác chuyện này từ đầu năm ngoái và tuyên bố đã bắt được nghi phạm chính. Trong khi đó, những tiết lộ gần đây nhất cho thấy vụ việc vượt xa thông tin năm ngoái cho thấy cả về bản chất lãn quy mô và mức độ. Dân chúng không thể không tự hỏi là  trong thời gian hơn một năm qua ấy thôi chính quyền không hành động sớm hơn, nhanh chóng hơn và quyết liệt hơn để hạn chế tác động tai hại đối với hàng triệu con người. Câu hỏi đồng thời được đặt ra là chính quyền phải có động cơ, mục đích và lợi ích riêng gì đấy thì mới cố tình bưng bít thông tin, che dấu sự thật. Cho nên việc dân Trung Quốc hiện phẫn nộ có nguyên do xác đáng của nó.

Vụ bê bối gây hệ luỵ tai hại ở chỗ dân chúng suy giảm lòng tin vào chính quyền. Từ sự mất lòng tin này, họ sẽ có những cách hành xử bất lợi cho thể diện đất nước.