Hố ga hư hỏng đã lâu không được sửa chữa trên hè đường Trần Phú, Hà Đông. Ảnh: Công Sơn |
Sáng 5/7, trên vỉa hè đường Đặng Vũ Hỷ, phường Thượng Thanh (Long Biên, Hà Nội), người dân tá hỏa phát hiện thi thể một người đàn ông đã tử vong dưới hố ga không có nắp đậy. Danh tính nạn nhân là anh Trương Hữu H. (SN 1980, trú tại Đông Anh - Hà Nội). Theo cơ quan Công an quận Long Biên, bước đầu xác định nguyên nhân dẫn đến cái chết của anh H. do gặp tai nạn giao thông. Tại báo cáo của Ban ATGT TP Hà Nội ghi rõ “Nguyên nhân ban đầu được xác định do người điều khiển xe mô tô tự va vào vỉa hè và rơi xuống hố ga tử vong tại chỗ”.
Sự việc đáng tiếc trên chỉ là một trong số không ít vụ việc diễn ra trong thời gian qua trên địa bàn TP. Đáng lo ngại hơn, trên nhiều tuyến đường phố từ trung tâm đến ngoại thành Hà Nội hiện còn không ít những “cái bẫy” như vậy. Ví dụ như trước cửa số nhà 83 đường Trần Phú (Hà Đông), một hố ga vỡ nắp nhưng đã lâu chưa được thay thế.
Hay như vỉa hè cạnh trường mầm non JIS thuộc đường Thanh Bình (Hà Đông) tồn tại một hố ga đường kính hơn 1m, phủ đầy rác mềm trên miệng, khiến người dân khó nhận biết hố sâu bên dưới. Hoặc tại đối diện số nhà 289 Khuất Duy Tiến (Cầu Giấy), một hố ga chứa nhiều hộp kỹ thuật, cáp thông tin, sau khi sửa chữa, dây rợ cuốn thành búi trồi lên mặt đường, nắp hố ga mở ra nhưng không được đậy lại.
Còn trên phố Văn Khê (Hà Đông) có đến hàng chục ga thu hàm ếch bị sập, mất nắp đậy. Ông Lê Văn Tùng (Hà Đông), người thường xuyên di chuyển qua tuyến đường Văn Khê cho rằng, không chỉ khi mưa đến mới tiềm ẩn nguy hiểm ở đoạn đường này mà người tham gia giao thông có thể lọt xuống cống bất cứ lúc nào. Mùa mưa bão đang đến, nhiều tuyến phố có nguy cơ cao ngập úng. Trong đó, có cả những tuyến phố tồn tại những hố ga “tử thần”. Khi mưa ngập, những chiếc hố sâu này ẩn mình dưới dòng nước ngập, trực chờ gây họa cho người dân. Trên thực tế, đã có không ít vụ việc đáng tiếc như vừa xảy ra tại quận Long Biên, khiến người dân ngày càng bất an hơn. Chị Nguyễn Quỳnh Trang (Hà Đông) bày tỏ lo ngại khi gia đình có con nhỏ tự đi bộ đến trường qua đoạn đường Thanh Bình.
“Không thể coi thường được, vì miệng cống to như vậy. Hôm nào trời mưa, dù đang ở tận đâu tôi cũng phải chạy đi đón con, nước ngập mà để cháu đi bộ tôi không yên tâm” - chị Trang chia sẻ.
Nhiều người còn cho rằng, hố ga bị bỏ rơi, mất nắp, hỏng hóc đã trở thành điều thường thấy trên đường phố Hà Nội. Những miệng hố đen ngòm không chỉ gây họa cho người dân mà còn làm biến dạng, méo mó bộ mặt đô thị của TP.Đừng để mất bò mới lo làm chuồngNgay sau vụ tai nạn thương tâm, người đàn ông tử vong dưới hố ga trên vỉa hè đường Đặng Vũ Hỷ, ngày 6/7 Ban ATGT TP Hà Nội đã có văn bản chấn chỉnh công tác quản lý hố ga, hào kỹ thuật của hệ thống cấp, thoát nước, điện lực, viễn thông… gây mất ATGT.Văn bản nêu rõ, để ngăn chặn các vụ TNGT tương tự, Sở Xây dựng, Sở TT&TT; Tổng Công ty điện lực TP Hà Nội cần khẩn trương chỉ đạo rà soát toàn bộ các hố ga, hào kỹ thuật của hệ thống cấp, thoát nước, điện lực, viễn thông. Đồng thời, sửa chữa, khắc phục ngay hư hỏng để bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, không để xảy ra TNGT do hạ tầng xuống cấp. Đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo đơn vị chức năng thường xuyên kiểm tra, rà soát sửa chữa, khắc phục kịp thời đối với hố ga bị hư hỏng trên toàn bộ hệ thống vỉa hè và lòng đường quản lý, không để xảy ra TNGT tương tự.Liên quan đến về vấn đề này, đại diện Công ty CP Quản lý công trình giao thông 2 Hà Nội cho biết: “Trên địa bàn chúng tôi quản lý, đôi lúc có xảy ra tình trạng những hố ga, miệng cống mất nắp đậy do một số kẻ gian lấy mất, và xe cộ trèo lên làm hư hỏng”. Cũng theo vị này, những tuyến đường do công ty thoát nước tiếp nhận, thường sẽ được phối hợp và xử lý, bổ sung và sửa chữa ngay.
Tuy nhiên, một số tuyến đường mới được tiếp nhận, hoặc chưa bàn giao sử dụng thường xuyên xảy ra mất nắp cống, nhất là nắp được làm từ chất liệu gang. Việc bổ sung, thay thế nắp hố ga lại tuỳ theo từng đơn vị quản lý, không thể thay ngay lập tức được.Trao đổi về vấn đề này, chuyên gia giao thông, Thạc sĩ Đỗ Cao Phan cho rằng, để giảm thiểu tình trạng hố ga, miệng cống không có nắp đậy, hư hỏng chậm sửa chữa, cần làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm minh không chờ đến khi xảy ra tai nạn chết người mới truy trách nhiệm. Bên cạnh đó, quy định về quản lý, sửa chữa, thay thế hố ga, miệng cống hư hỏng còn khá cứng nhắc. Đơn vị quản lý đường có thể phát hiện nhưng lại không có chức năng, kinh phí để thay thế ngay, quá trình chờ đợi có thể xảy ra tai nạn đáng tiếc.
TP Hà Nội nên linh hoạt cơ chế, giao các đơn vị quản lý đường sửa chữa ngay hố ga khi hư hỏng rồi yêu cầu chủ công trình chi trả kinh phí sau.Chuyên gia giao thông, Thạc sĩ Đỗ Cao Phan |