Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hiểm họa từ những đường ngang

KTĐT - Theo Ban ATGT Đường sắt, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam có hơn 70% số vụ TNGT giữa đường bộ và đường sắt diễn ra ở các tuyến đường ngang. Trong đó, hơn 80% số vụ TNGT diễn ra ở các tuyến đường ngang dân sinh bất hợp pháp.3 nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông đường sắt.
Mới đây nhất vào khoảng 6 giờ 30 ngày 23/4, tại đoạn đường ngang dân sinh thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, Hưng Yên đã xảy ra vụ TNGT giữa tàu hỏa và ô tô tải. Nguyên nhân là do vào thời điểm trên dù có đèn tín hiệu và chuông báo hiệu sắp có đoàn tàu chạy qua đường ngang dân sinh ở ngã tư Như Quỳnh nhưng nhân viên trực rào chắn không đóng barie. Tuy vụ va chạm không gây thiệt hại về người, nhưng đây cũng là hồi chuông báo động về tình trạng mất ATGT đường sắt hiện nay.
 
 
Hành lang an toàn giao thông đường sắt tại đường Lê Duẩn bị lấn chiếm. Ảnh: Công Bảo
 

Ông Phạm Văn Bình, Trưởng ban ATGT đường sắt, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, hiện trên mạng lưới đường sắt cả nước đang tồn tại 6.297 đường ngang, trong đó có 1.497 đường hợp pháp và 4.800 đường ngang dân sinh bất hợp pháp. Như vậy, trung bình khoảng 400m đường sắt có một đường ngang hợp pháp và tự phát. Điều đáng nói, những tuyến đường ngang này tập trung chủ yếu tại các khu đô thị lớn, các khu công nghiệp. Điển hình như, tại Hà Nội, với tổng chiều dài hơn 140km đường sắt nhưng đã có đến 177 đường ngang hợp pháp và 952 đường ngang bất hợp pháp. Tính trung bình, khoảng 125m đường sắt lại có một đường ngang hợp pháp hoặc bất hợp pháp. Trong đó, số đường ngang tập trung nhiều nhất tại 2 huyện là Thanh Trì và Thường Tín, khoảng 50m đường sắt lại xuất hiện một đường ngang.Cũng theo ông Bình, có nhiều nguyên nhân dẫn đến các vụ TNGT giữa đường sắt với các phương tiện đường bộ, nhưng tập trung chủ yếu vào ba nguyên nhân sau: Thứ nhất, hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt còn nhiều bất cập: Có quá nhiều điểm giao cắt giữa đường sắt và đường bộ, tình trạng lấn chiếm hành lang ATGT đường sắt diễn ra phổ biến; Thứ hai, ý thức tự giác chấp hành các quy định về bảo đảm trật tự ATGT đường sắt của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và người tham gia giao thông còn nhiều hạn chế; công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT đường sắt chưa được thường xuyên, quyết liệt, hiệu quả chưa cao. Thứ ba, các hành vi vi phạm trật tự ATGT đường sắt chưa được phát hiện và xử lý kịp thời, sự phối giữa các cơ quan liên quan đến công tác bảo đảm trật tự ATGT đường sắt chưa thường xuyên, liên tục.

Cần sự vào cuộc của địa phương

Qua phân tích của các các lực lượng chức năng trong các vụ TNGT đường sắt đã xảy ra tại các địa phương trong nhiều năm qua cho thấy, địa phương nào quan tâm chỉ đạo tốt công tác đảm bảo trật tự ATGT trên các đường ngang như: Xóa bỏ các đường ngang bất hợp pháp, tổ chức cảnh giới tại các đường ngang không có người gác nhưng có mật độ tham gia giao thông cao, nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn thì TNGT đường sắt giảm sâu. Cụ thể, năm 2012, Hà Nội đã xóa bỏ được 21 đường ngang, cảnh giới được 22 đường ngang không có người gác, TNGT đường sắt giảm 21,3% về số vụ, giảm 18% về số người bị chết và 16,9% về số người bị thương so với cùng kỳ năm 2011; Hà Nam xóa bỏ được 32 đường ngang, cảnh giới được 6 đường ngang, TNGT đường sắt giảm 33,3% về số vụ, 35% về số người bị chết, 48% số người bị thương...

Cũng theo ông Bình, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam là doanh nghiệp được Nhà nước giao quản lý hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt, nhưng cán bộ nhân viên đường sắt không có chức năng xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự ATGT đường sắt. Trong khi đó, các lực lượng như CSGT, TTGT đường sắt không thể có mặt thường xuyên để giải quyết, xử lý các hành vi vi phạm dọc theo các tuyến. Do đó, vai trò của chính quyền các địa phương có đường sắt đi qua trong công tác đảm bảo trật tự ATGT đường sắt nói chung và trên các tuyến đường ngang là hết sức quan trọng.

Theo Ban ATGT đường sắt, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam, trong quý I/2013, trên địa bàn Hà Nội xảy ra 14 vụ TNGT đường sắt, làm 5 người chết, 12 người bị thương. So với cùng kỳ năm ngoái, số vụ TNGT đường sắt giảm 6,7%, giảm 37,5% số người chết, giảm 14,3% số người bị thương. Trong đó, số vụ TNGT tập chung chủ yếu tại 2 huyện Thanh Trì (6 vụ) và Thường Tín (4 vụ).

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đồng Nai: xe né trạm thu phí T2 trên Quốc lộ 14 gây mất an toàn giao thông

Đồng Nai: xe né trạm thu phí T2 trên Quốc lộ 14 gây mất an toàn giao thông

14 Jul, 11:31 AM

Kinhtedothi - Thực trạng xe cơ giới đua nhau né trạm thu phí T2 thuộc Quốc lộ 14, xã Đồng Tâm, tỉnh Đồng Nai đã diễn ra nhiều năm nay. Mỗi ngày ước tính hàng trăm lượt xe né trạm ở mỗi chiều, gây thất thu lớn cho doanh nghiệp BOT, đặc biệt là nguy cơ tạo điểm nóng mất an toàn giao thông…

Mục tiêu lớn với nhiều khó khăn, thách thức

Mục tiêu lớn với nhiều khó khăn, thách thức

14 Jul, 05:02 AM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 12/7/2025 về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, trong đó có yêu cầu Hà Nội thực hiện một lộ trình cụ thể nhằm hạn chế xe máy xăng theo từng giai đoạn. Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là lộ trình rất khó khăn đối với Nhân dân và chính quyền TP.

Nghệ An: trục vớt ô tô lao xuống sông sau va chạm với hai xe máy

Nghệ An: trục vớt ô tô lao xuống sông sau va chạm với hai xe máy

13 Jul, 07:31 PM

Kinhtedothi - Khoảng 16 giờ ngày 13/7, trên quốc lộ 46A đoạn qua địa phận xã Vạn An (Nghệ An) xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe ô tô 4 chỗ và hai xe máy. Hậu quả, chiếc ô tô đâm vào lan can cầu và lao xuống kênh nước, hai xe máy hư hỏng nặng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ