Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hiểu đúng tinh thần dạy học 2 buổi/ngày ở cấp THCS và THPT

Kinhtedothi – Liên quan đến thông tin Bộ GD&ĐT sẽ triển khai dạy học 2 buổi/ngày ở cấp THCS và THPT, TS Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT đã có chia sẻ, làm rõ.

Chia sẻ với báo chí, Vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông (Bộ GD&ĐT) Thái Văn Tài cho biết, trong định hướng của Chương trình phổ thông 2018, kế hoạch dạy học có nêu rõ: đối với cấp tiểu học dạy học 2 buổi/ngày, còn THCS và THPT hướng đến việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Điều này được hiểu là, các trường THCS và THPT khi bảo đảm về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên sẽ triển khai dạy học 2 buổi/ngày.

TS Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT.

Qua khảo sát thực tế của Bộ GD&ĐT, hiện trường THCS và THPT với tỷ lệ đảm bảo điều kiện 1 phòng học/lớp và giáo viên bảo đảm đủ định mức khá cao. Ở phạm vi toàn quốc, trên 60% số trường THCS và trên 80% số trường THPT đủ điều kiện về cơ sở vật chất để dạy học 2 buổi/ngày. Do đó, đã đến lúc phải tính toán đến việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày theo đúng định hướng của chương trình mới cũng như Luật Giáo dục.

Những trường hoàn toàn đủ điều kiện đáp ứng dạy học 2 buổi/ngày mà không tổ chức thì rất phí sự đầu tư của Nhà nước, trong khi học sinh phải đi học ở khắp các nơi mà nhà trường không quản lý được nội dung giảng dạy.

Dự kiến, trong tháng 5 này, Bộ GD&ĐT sẽ có văn bản hướng dẫn về việc tổ chức dạy học buổi thứ 2 trong ngày cho các trường đủ điều kiện, chuẩn bị sẵn sàng cho năm học sau. Nhằm tránh việc buổi thứ 2 hướng dạy kiến thức hay dạy thêm, học thêm, Bộ sẽ hướng dẫn việc dạy đúng tinh thần dạy học để phát triển năng lực học sinh, không nặng về kiến thức.

Dự kiến, các trường THCS, THPT đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên sẽ dạy 2 buổi/ngày.

Theo đó, nếu thông thường học sinh THCS và THPT hiện học 5 tiết/buổi thì sắp tới số tiết sẽ giãn ra ở 2 buổi và hướng đến đáp ứng một số nội dung theo nhu cầu người học và thực tiễn cuộc sống như: năng lực số, AI, STEM, hướng nghiệp..., để sau này các em chọn đúng ngành, đúng nghề.

Các tiết học theo nhu cầu người học là một dạng dịch vụ nhưng được kiểm soát, quản lý bởi Nghị định 24 của Chính phủ và Nghị quyết của HĐND các tỉnh. Khi tổ chức, cơ sở vật chất của trường, nội dung do nhà trường giám sát nên chi phí sẽ thấp hơn rất nhiều so với học sinh đi học ở ngoài.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông Thái Văn Tài khẳng định, các tiết học ngoài giờ chính khóa ở buổi thứ 2 không bắt buộc học sinh phải tham gia mà được sắp xếp, tổ chức theo nhu cầu người học. Nếu học sinh không có nhu cầu và không đăng ký thì khi hoàn thành số tiết chính khóa vào buổi chiều, các em có thể về nhà sớm. Những học sinh có nhu cầu sẽ tiếp tục học các tiết kỹ năng.

Sẽ triển khai dạy 2 buổi/ngày với cả trường THCS, THPT

Sẽ triển khai dạy 2 buổi/ngày với cả trường THCS, THPT

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ngành Ngân hàng tìm hướng đi mới

Ngành Ngân hàng tìm hướng đi mới

06 Apr, 05:50 AM

Kinhtedothi - Năm 2025, nhiều ngân hàng thực hiện tái cơ cấu nguồn nhân lực, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để có hiệu suất lao động cao hơn, đội ngũ lao động chất lượng hơn. Việc này khiến nhiều sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng lo lắng cánh cửa cơ hội việc làm sẽ hẹp lại.

Hà Nội chủ động công tác tổ chức thi, tuyển sinh năm 2025

Hà Nội chủ động công tác tổ chức thi, tuyển sinh năm 2025

05 Apr, 12:01 PM

Kinhtedothi - Chỉ còn khoảng 3 tháng, kỳ thi lớp 10, kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp năm học 2025 - 2026 chính thức diễn ra. Với tinh thần chủ động, Hà Nội đã chuẩn bị mọi điều kiện từ sớm, từ xa để bảo đảm tổ chức tuyển sinh an toàn, đúng quy chế.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ